Tin Giáo Phận Xuân Lộc 07.09.2024: Thư chung về Tân Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Xuân Lộc

Thư chung về Tân Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Xuân Lộc

https://giaophanxuanloc.net/thong-bao/thu-chung-ve-tan-giam-muc-phu-ta-giao-phan-xuan-loc-24830.html

Bổ nhiệm Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc

WHĐ (24/8/2024) – Hôm nay, ngày 24 tháng 8 năm 2024, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh thường trú tại Việt Nam thông báo:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Đaminh Nguyễn Tuấn Anh, thuộc linh mục đoàn giáo phận Xuân Lộc, làm Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc.

Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ


TIỂU SỬ
CHA ĐAMINH NGUYỄN TUẤN ANH

Sinh ngày 09.04.1972 tại Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai, thuộc Gx. Bùi Thái, Hạt Tân Mai
1990-1997: Tu sinh Giáo phận Xuân Lộc
1997-2003: Tu học tại Đại Chủng viện thánh Giuse Sài gòn
2003-2005: Giúp xứ Hiền Hòa – Gp. Xuân Lộc
29.09.2005: Chịu chức Phó tế tại nhà thờ Chính Tòa Xuân Lộc do Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm
30.09.2005: Thụ phong Linh mục tại nhà thờ Chính Tòa Xuân Lộc do Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh
2006 – 2013: Du học tại Pháp
2013: Tốt nghiệp học vị Thạc sĩ Thần học Luân Lý tại Institut Catholique de Paris
2013-2016: Giáo sư môn Thần học Luân lý tại ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc
2016 – 2020: Du học tại Philippines

       +  2016-2018 : Học Chương trình Tiến sĩ Thần học Luân lý tại Loyola School of Theology, Ateneo
       + 2019: Tham dự các khóa Đào tạo dành cho các nhà Đào tạo tại Emmaus Center, Ateneo.
       + 2020: Tham dự khóa Canh tân đời sống Linh mục tại Galilee Center, Tagaytay.

2021 – nay: Giáo sư Thần học Luân lý tại ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc
Từ 03.03.2021- nay: Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc

Ngày 24 tháng 08 năm 2024: Được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc.

Giáo Luật: TRUYỀN CHỨC, PHONG CHỨC LINH MỤC, TẤN PHONG GIÁM MỤC?

Gần đây, xuất hiện vài bài viết, đặt vấn đề dùng từ: “truyền chức” hay “phong chức” linh mục; “truyền chức” hay “tấn phong” Giám mục?
TRUYỀN CHỨC, PHONG CHỨC LINH MỤC, TẤN PHONG GIÁM MỤC?
Lm. J.B. Lê Ngọc Dũng
Gần đây, xuất hiện vài bài viết, đặt vấn đề dùng từ: “truyền chức” hay “phong chức” linh mục; “truyền chức” hay “tấn phong” Giám mục?
Có bài cho rằng “Truyền chức linh mục mới là thuật từ đúng”, vì lý do:
“Truyền” là “cho kế thừa”, là “chuyển thông” cái bên trong của người này sang người khác.
“Truyền chức”: Chúa Giêsu là linh mục đời đời. Ngài thông truyền chức linh mục cho các tông đồ. Các tông đồ lại thông truyền cho các thế hệ kế thừa. Vì thế, khi Giám mục thông truyền chức linh mục cho các ứng viên thì gọi là “truyền chức linh mục”.[1]
Những bài viết này gây ảnh hưởng không ít, khiến cho từ ngữ “truyền chức” được sử dụng nhiều hơn, giảm đi việc sử dụng từ “phong chức” và “tấn phong”. Cụ thể, trong những lần tấn phong các Giám mục gần đây, chữ “tấn phong” đã bị tránh, thay bằng chữ “truyền chức”:
– “TGP Sài Gòn: Thánh lễ truyền chức Giám mục Giuse Bùi Công Trác ngày 3-1-2023”.[2]
– “Thánh lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Kiều Công Tùng”.[3]
– Thánh Lễ truyền chức giám mục cho Đức cha tân cử Phêrô Lê Tấn Lợi – Giám mục phó Giáo phận Cần Thơ”.[4]
1. Sacramentum ordinis: Bí tích phong chức
Thật ra, những từ ngữ “truyền chức”, “phong chức”, “tấn phong” đã được sử dụng trong Giáo hội Việt nam và đã được dùng trong bản dịch Bộ Giáo luật 1983 của HĐGMVN, xin được luận bàn ở đây.
Sacramentum ordinis: Bí tích truyền chức thánh
Nếu dịch đúng đắn hơn, nên dịch là : Bí tích Phong chức thánh; Bí tích Ban chức thánh.
Vì sao vậy?
Sách GLHTCG, ngay phần dẫn nhập vào bí tích này, đã đặt vấn đề: “Tại sao gọi là Sacramentum ordinis? Sách này đã giải thích:
“ Vào thời cổ Roma, người ta dùng từ “Ordo” để chỉ những tập thể dân sự, nhất là tập thể lãnh đạo. “Ordinatio” chỉ việc được nhận vào tập thể đó. Trong Hội Thánh có những tập thể như vậy mà truyền thống phần nào dựa trên cơ sở kinh Thánh, ngay từ xưa gọi là Taxeis (Tiếng Hy lạp) hay “Ordines” (tiếng Latin). Chẳng hạn, Phụng vụ nói đến hàng Giám mục, hàng linh mục, hàng phó tế. Nhiều nhóm khác cũng được gọi là “Ordo”: Giới dự tòng, giới vợ chồng, giới góa bụa…” (GLHTCG, 1537).
[…] Ngày nay từ Ordinatio dành riêng cho việc cử hành dành riêng cho việc cử hành bí tích gia nhập hàng Giám mục, linh mục, phó tế”. Việc này có giá trị hơn việc cộng đoàn bầu cử, chỉ định, ủy nhiệm hay cắt cử, vì ban hồng ân Thánh Thần cho phép thi hành một “quyền thánh chức” (SGLCG 1538).[5]
Xét về mặt từ ngữ, Sacramentum ordinis có chữ Ordinis là genitive của danh từ ordo. Chữ ordo được tự điển Wordsense cho ý nghĩa (https://www.wordsense.eu/ordinis/):
a methodical series, arrangement, or order; regular line, row, or series
a class, station, condition, rank
a group (of people) of the same class, caste, station, or rank (“senatorii ordinis”)
(military) A rank or line of soldiers; band, troop, company
(military) command, captaincy, generalship
Có thể giải thích:
Ordo, trước tiên, nói chung, có nghĩa là một hàng, một dãy, một thứ tự, thứ hạng, trật tự. Sau đó, về người, Ordo, chỉ một tầng lớp, đẳng cấp, địa vị, cấp bậc, tình trạng của người, của cá nhân hay nhóm người. Chẳng hạn, chũng ta vẫn thấy các tu sĩ, thuộc về một “dòng”, thuộc về một “ordo”: Ordo Sancti Benedicti (Benedictines), Ordo Servorum Mariae (Servites)… Sau cùng, Ordo cũng được dùng để chỉ cấp chỉ huy, lãnh đạo.
Rõ ràng là sách GLHTCG và cách hiểu của Tây phương (Tự điển) không hề nói đến ý niệm “truyền” hay “chuyển thông” chức vụ linh mục hay tư tế từ Đức Giêsu Kitô.
Do đó, Sacramentum ordinis, liên quan đến chức thánh, dịch cho đúng nghĩa: “Bí tích cho gia nhập vào hàng chức thánh”. Vì chức thánh cao trọng và có thể thi hành quyền lãnh đạo, nên dịch: “Bí tích Phong chức Thánh”, “Bí tích ban chức thánh”.
2. Sacramentum ordinis: “Bí tích Truyền chức thánh”, một phỏng dịch
Có lẽ để thuận tai, các bậc tiền bối Việt Nam đã chuyển dịch thành “Bí tích truyền chức thánh” và đã trở thành quen thuộc, được chấp nhận cách chính thức trong bản dịch Giáo luật Việt ngữ.
Tuy nhiên, vì Sacramentum ordinis gồm các chức: Giám mục, linh mục và phó tế (Can. 1009 – § 1. Ordines sunt episcopatus, presbyteratus et diaconatus), khi dịch: “Bí tích Truyền chức thánh”, thì bao hàm chức phó tế (diaconus) cũng được Chúa Kitô truyền lại. Nhưng trong thực tế Giáo hội ban đầu, các diaconus chỉ phục vụ giúp các Tông đồ, không được kể là phụ tế.
Vì vậy, nếu dịch “Bí tích Truyền chức thánh” và cho rằng Chúa Giêsu “truyền” hay “thông truyền” chức vụ “linh mục” hay “tư tế” của mình cho các Tông đồ thì ta phải loại trừ chức “phó tế” (diaconus) ra khỏi bí tích này.
1.4. Sacramentum ordinis: Bí tích ban/phong chức thánh
Như trên đã phân tích, Sacramentum ordinis có nghĩa là Bí tích cho gia nhập hàng chức thánh hoặc bí tích ban/phong chức thánh.
Nhìn vào xã hội, người ta “phong” ban chức tước, quan quyền, khiến có cái nhìn bài bác việc “phong” chức thánh. Thực ra, Chúa Giêsu đã đặt Thánh Phêrô làm đầu Hội Thánh, đặt làm chủ chăn cho Giáo hội toàn cầu (x. Ga 21,15-19), ban cho Thánh Phêrô quyền chìa khóa cửa Nước Trời. Điều này cũng có nghĩa là Ngài đã “phong” ban cho Thánh Phêrô một chức vụ.
Một cách tương tự Ngài ban cho các Thánh Tông đồ và những người kế vị. Các chức thánh Giám mục, linh mục, phó tế là những chức vị được Thiên Chúa “ban” cho hay “phong” cho nhờ qua thẩm quyền Giáo hội.
Điều 1008 – Do Sacramento ordinis đã được Thiên Chúa thiết lập, một số Kitô hữu được đặt làm thừa tác viên có chức thánh, nhờ được ghi ấn tích không thể xoá nhoà, như thế họ được thánh hiến và được chỉ định, mỗi người tuỳ theo cấp bậc của mình, để chăn dắt đoàn dân Chúa, bằng cách chu toàn các nhiệm vụ giáo huấn, thánh hoá và lãnh đạo nhân danh Đức Kitô là đầu (LG 10 ; LG 11 ; LG 20 ; LG 27 ; PO 2 ; PO 5 ; PO 7 ; PO 12 ; PO 18 ; CIS 948 ; CIO 743).
2. Phong chức hay tấn phong Giám mục?
Điều 1009 cho thấy các chức thánh được phong ban, trao ban (conferuntur)
Điều 1009 – §1. Các chức thánh là chức Giám Mục, chức Linh Mục và chức phó tế (LG 28,29 ; PO 1).
§2. Những chức ấy được trao ban bằng việc đặt tay và bằng việc đọc lời nguyện thánh hiến đã được các sách phụng vụ quy định cho mỗi cấp bậc
Can. 1009 – § 1. Ordines sunt episcopatus, presbyteratus et diaconatus.
§ 2. Conferuntur manuum impositione et precatione consecratoria, quam pro singulis gradibus libri liturgici praescribunt.
2.1. Ordinare chức phó tế, linh mục
Trong việc phong ban các chức này, đối với chức phó tế, linh mục, Giáo luật dùng động từ Ordinare.
Động từ ordino được tự điển Wordsense (https://www.wordsense.eu/ordino/#Latin) cho nghĩa:
I arrange, put in order.
I rule, govern.
I ordain, appoint to office.
Ordinare, trong bộ Giáo luật Việt ngữ của HĐGMVN, đã được dịch là “phong chức” và “truyền chức”. Cả hai từ ngữ này được dùng một cách không phân biệt và tùy theo ngữ cảnh. Ngay cả trong một câu, để tránh sự lập đi lập lại cùng một từ ngữ, bản dịch Giáo luật hiện hành đã dùng cả hai từ ngữ này.
Điều 1022- Một khi đã nhận được thư giới thiệu chính thức, giám mục truyền chức (Episcopus ordinans) không được tiến hành việc phong chức (ordinationem), nếu không hoàn toàn chắc chắn về tính xác thực của thư ấy.
Điều 1383 – Giám Mục nào vi phạm quy định của điều 1015, phong chức cho một người thuộc quyền một Giám Mục khác mà không có thư giới thiệu (litteris dimissoriis ordinavit) hợp pháp, thì bị cấm truyền chức (ordinem) trong vòng một năm. Còn người được thụ phong thì tức khắc bị vạ huyền chức.
2.1. Consecrare in Episcopum: Tấn phong Giám mục
Tuy nhiên, Giáo luật lại dùng từ ngữ động từ Consecrare và thêm in Episcopum để chỉ việc phong chức Giám mục. Bản dịch hiện hành của HĐGMVN, đã dịch Consecrare in Episcopum là “Tấn phong Giám mục”.
Động từ “consecrare” có nghĩa là thánh hiến. Nếu dịch sát nghĩa cụm từ “Consecrare in Episcopum” thì phải dịch là “Thánh hiến trong chức Giám mục”. Các vị tiền bối, có lẽ thấy dịch sát nghĩa như vậy thì khó nghe, chuyển qua dùng từ “tấn phong” (consecrare), có vẻ trịnh trọng hơn từ ngữ “phong chức” (ordinare).
Ví dụ:
Điều 1013 – Không Giám Mục nào được phép tấn phong Giám Mục cho ai, nếu trước đó chưa có uỷ nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng.
Can. 1013 – Nulli Episcopo licet quemquam consecrare in Episcopum, nisi prius constet de pontificio mandato.)
Điều 1012 – Thừa tác viên của bí tích truyền chức thánh là Giám Mục đã được tấn phong
Can. 1012 – Sacrae ordinationis minister est Episcopus consecratus.)
Kết luận
Trong việc dịch thuật, nhiều khi không thể dịch sát nghĩa, đành phải chuyển dịch và dựa vào một ý nghĩa nào đó để chọn một từ ngữ thích hợp. Từ ngữ này tuy thích hợp và quen dùng nhưng rõ ràng là có thể gây hiểu sai. Vì vậy, để hiểu cách chính xác, đôi khi cần phải nghiên cứu lại bản văn gốc Latin và theo ý nghĩa mà Giáo hội giải thích.
Đối với chức linh mục hay phó tế, tuy chữ phong chức hay truyền chức đã được quen dùng và đã được bản dịch Giáo luật Việt ngữ HĐGMVN sử dụng, nhưng để đúng hơn, là nên dùng chữ phong chức (ordinare). Đối với chức Giám mục, chữ “Tấn phong Giám mục” (Consecrare in Episcopum) đã được quen dùng, nói lên được tính cao cả, thánh hiến, của chức Giám mục. Nó cũng đã được bản dịch Giáo luật Việt ngữ HĐGMVN sử dụng cách chính thức. Do Giáo hội đã dùng cách phân biệt Ordinare (phó tế và linh mục) và Consecrare in Episcopum (Giám mục), chúng ta không nên dùng từ ngữ “Phong chức Giám mục” hoặc “Truyền chức Giám mục”, một cách không phân biệt trong việc trao ban chức linh mục và phó tế.

https://www.facebook.com/groups/1557809951101214/posts/3575965602618962