Mừng kính Thánh Luca Thánh Sử 18.10.2023 Bổn mạng Gia Đình Truyền Giáo
Ngày 18-10: Thánh Luca, thánh sử
Thánh Luca, tác giả Phúc âm thứ ba và sách Công vụ sứ đồ, là người đóng góp đơn độc và rông rãi nhất cho Tân ước. Như các tác phẩm cho thấy, ngài là một trong những Kitô hữu có học nhất thời Giáo Hội ly khai
Dầu vậy, ngài rất mực khiêm tốn và ẩn mình đi đến nỗi dù một chút gì chúng ta biết về ngài cũng phải đọc trong những dòng chữ của ngài bằng kính phóng đại. Chúng ta chú mục vào những chỗ “nhóm chúng tôi” thay vì “họ”, nghĩa là ngài nhận sự có mặt của mình trong khung cảnh chuyển nó vào những dẫn chứng rời rạc trong thánh Phaolô, tìm những khuôn mặt xem ra rõ rệt nhất, phân tích việc chọn lựa và xử dụng từ ngữ của ngài. Dần dần hình ảnh của thánh Luca nổi lên.
Ngài tự bẩm sinh là người Hylạp, chứ không phải Do thái, nhưng theo ngôn ngữ và văn minh xem ra ngài đã không sinh ra tại những thành phố Hy lạp lớn miền cận đông. Một tác giả thứ hai nói ngài sinh ra tại Antiôkia, Syria và khi những biến cố xảy ra dường như ngài đang sống ở đó trong thập niên bốn mươi của thế kỷ đầu và đã là một trong những lương dân trở lại đầu tiên.
Theo nghề nghiệp, ngài là y sĩ và rất có thể đã theo học Đại học tại Tarsê. Bởi đó có thể ngài đã có vài tiếp xúc trước với thánh Phaolô khoảng năm 49 hay 50, ngài đã liên kết với thánh Phaolô trong sứ vụ qua Tiểu Á tới Âu Châu. Dầu vậy khi tới Philipphê, thánh Luca đã dừng lại đó, không phải là Giám mục của Giáo hội tân lập vì dường như thánh nhân đã không hề lãnh nhận chức thánh, nhưng đúng hơn ta có thể gọi là “thủ lãnh giáo dân”.
Hơn nữa, ngài dường như dấn thân vào thành phần sử gia, một vai trò mà sự giáo dục và cố gắng rất phù hợp với ngài. Sự quan sát kỹ lưỡng và diễn tả chính xác là những từ ngữ của các trường thuốc Hy lạp và các văn phẩm của thánh Luca chứng tỏ để ngài đã biết áp dụng chúng vào lãnh vực lịch sử.
Dầu vậy, vào khoảng năm 57, thánh Phaolô đã từ Corintô trở lại qua Macedonia trên đường đi Giêrusalem, để thu thập các đại diện từ nhiều Giáo Hội khác nhau và thánh Luca đã nhập bọn, từ đó trở đi ngài đã không hề rời xa thầy mình. Ngài đã chứng kiến việc người Do thái tìm cách hại Phaolô và việc người Rôma giải cứu thánh nhân. Khi Phaolô đáp tàu đi Rôma sau hai năm bị tù ở Cêsarêa, thánh Luca ở với ngài. Họ bị đắm tàu ở Malta và cùng tới Rôma. Nhưng ở Rôma. Thánh Luca đã thấy một trách vụ khác đang chờ đón ngài. Rôma là con mắt của Phêrô và người phát ngôn của thánh Phêrô là Marcô đã xuất bản Phúc âm viết tay của ngài.
Nhưng còn những ký ức khác đã được viết ra hay truyền tụng rời rạc hoặc toàn bộ về cuộc đời của Chúa chúng ta trên trần gian. Thánh Luca đã quyết định rằng : sứ vụ cho lương dân cần một Phúc âm mới, được viết ra bằng Hy ngữ văn chương hơn là Phúc âm của Marcô cho hợp với lương dân có học và không dành riêng cho người Do thái như là Phúc âm của thánh Matthêo : việc trước tác sách này là phần tiếp theo sách Công vụ sứ đồ xem như hoàn thành tại Rôma giữa năm 61 tới 70, nhưng thánh Luca đã trốn cuộc bách hại của Nêrô và đã trải qua quãng đời còn lại tại Hy Lạp.
Tài liệu thế kỷ thứ hai viết :
– “Trung thành phục vụ Chúa, không lập gia đình và không có con; ngài được qua đời hưởng thọ 84 tuổi ở Boctica, đầy tràn Thánh Thần”.
Thánh Luca là một vị thánh luôn luôn bình dân. Một phần có lẽ vì chúng ta hiểu rõ ngài là một giáo dân, thừa hưởng văn hóa Hy lạp cổ. Hơn nữa, ngài bình dân vì đặc tính lương dân và dấn thân của mình. Tất cả văn phẩm của ngài đầy quan tâm đến con người, thương cảm con người, liên hệ tới người nghèo, hào hiệp với phụ nữ. Ngài cũng rất hấp dẫn bởi đã thu thập và kể lại vô số những công cuộc đầy nhân hậu của Chúa Kitô.
Thật ra người ta sẽ lầm lẫn khi dìm mất tính chất và giáo huấn nghiêm khắc của Chúa. Nhưng các y sĩ có thể hãnh diện về ngài vì chắc hắn không có y sĩ nào sẽ qua mặt được ngài về “tình yêu dành cho nhân loại”. Và những người còn lại trong chúng ta có thể biết ơn ngài vì nhờ ngài chúng ta có được dụ ngôn cây vả khô chồi (13,60, đứa con hoang đàng (15,11) và người Samaria nhân hậu (10,300. Chúng ta cũng biết ơn ngài vì câu chuyện người kẻ trộm thống hối và cả năm mầu nhiệm Mân Côi mùa Vui.
Nhưng trên tất cả, chúng ta mắc ơn ngài Kinh Ave “Ngợi khen” (Magnificat), Chúc tụng (Benedictus), Phó dâng (Nuncdimittis) với quá phân nửa câu truyện ngày lễ Giáng sinh. Rồi đây là chỗ mà sự khiêm tốn ẩn mình của thánh nhân xa rời chúng ta.
Thánh Luca đã nghe truyện từ miệng Chúa không ? Thánh nhân không nói điều này cho chúng ta nhưng rất có thể lắm. Chúng ta biết sau cuộc đóng đinh, Mẹ đã được thánh Gioan săn sóc và chắc chắn đã có sự giao tiếp giữa hai thánh sử này. Nhưng trùng hợp của hai Phúc âm (như về việc biến hình) hay những trùng hợp về ngôn ngữ trong phần đầu sách Công vụ mạnh mẽ minh chứng điều này.
Hơn nữa, nếu thánh Luca được rửa tội ở Antiôkia khoảng năm 40 thì tự nhiên là có thể tìm gặp được thánh Gioan ở Giêrusalem … Lúc ấy Đức Mẹ trên dưới 70 tuổi. Như vậy không có lý gì thánh Luca lại không thể nghe chính môi miệng Mẹ kể chuyện. Mà dầu chuyện nầy có đến với ngài cách gián tiếp đi nữa, chúng ta vẫn biết ơn ngài đã lưu lại cho chúng ta những giai thoại đặc biệt ấy.
Trích: Theo Vết Chân Người, Lm. Phaolô Phạm Quốc Túy
Nguồn:https://giaophanphucuong.org
Theo nghề nghiệp, ngài là y sĩ và rất có thể đã theo học Đại học tại Tarsê. Bởi đó có thể ngài đã có vài tiếp xúc trước với thánh Phaolô khoảng năm 49 hay 50, ngài đã liên kết với thánh Phaolô trong sứ vụ qua Tiểu Á tới Âu Châu. Dầu vậy khi tới Philipphê, thánh Luca đã dừng lại đó, không phải là Giám mục của Giáo hội tân lập vì dường như thánh nhân đã không hề lãnh nhận chức thánh, nhưng đúng hơn ta có thể gọi là “thủ lãnh giáo dân”.
Hơn nữa, ngài dường như dấn thân vào thành phần sử gia, một vai trò mà sự giáo dục và cố gắng rất phù hợp với ngài. Sự quan sát kỹ lưỡng và diễn tả chính xác là những từ ngữ của các trường thuốc Hy lạp và các văn phẩm của thánh Luca chứng tỏ để ngài đã biết áp dụng chúng vào lãnh vực lịch sử.
Dầu vậy, vào khoảng năm 57, thánh Phaolô đã từ Corintô trở lại qua Macedonia trên đường đi Giêrusalem, để thu thập các đại diện từ nhiều Giáo Hội khác nhau và thánh Luca đã nhập bọn, từ đó trở đi ngài đã không hề rời xa thầy mình. Ngài đã chứng kiến việc người Do thái tìm cách hại Phaolô và việc người Rôma giải cứu thánh nhân. Khi Phaolô đáp tàu đi Rôma sau hai năm bị tù ở Cêsarêa, thánh Luca ở với ngài. Họ bị đắm tàu ở Malta và cùng tới Rôma. Nhưng ở Rôma. Thánh Luca đã thấy một trách vụ khác đang chờ đón ngài. Rôma là con mắt của Phêrô và người phát ngôn của thánh Phêrô là Marcô đã xuất bản Phúc âm viết tay của ngài.
Nhưng còn những ký ức khác đã được viết ra hay truyền tụng rời rạc hoặc toàn bộ về cuộc đời của Chúa chúng ta trên trần gian. Thánh Luca đã quyết định rằng : sứ vụ cho lương dân cần một Phúc âm mới, được viết ra bằng Hy ngữ văn chương hơn là Phúc âm của Marcô cho hợp với lương dân có học và không dành riêng cho người Do thái như là Phúc âm của thánh Matthêo : việc trước tác sách này là phần tiếp theo sách Công vụ sứ đồ xem như hoàn thành tại Rôma giữa năm 61 tới 70, nhưng thánh Luca đã trốn cuộc bách hại của Nêrô và đã trải qua quãng đời còn lại tại Hy Lạp.
Tài liệu thế kỷ thứ hai viết :
– “Trung thành phục vụ Chúa, không lập gia đình và không có con; ngài được qua đời hưởng thọ 84 tuổi ở Boctica, đầy tràn Thánh Thần”.
Thánh Luca là một vị thánh luôn luôn bình dân. Một phần có lẽ vì chúng ta hiểu rõ ngài là một giáo dân, thừa hưởng văn hóa Hy lạp cổ. Hơn nữa, ngài bình dân vì đặc tính lương dân và dấn thân của mình. Tất cả văn phẩm của ngài đầy quan tâm đến con người, thương cảm con người, liên hệ tới người nghèo, hào hiệp với phụ nữ. Ngài cũng rất hấp dẫn bởi đã thu thập và kể lại vô số những công cuộc đầy nhân hậu của Chúa Kitô.
Thật ra người ta sẽ lầm lẫn khi dìm mất tính chất và giáo huấn nghiêm khắc của Chúa. Nhưng các y sĩ có thể hãnh diện về ngài vì chắc hắn không có y sĩ nào sẽ qua mặt được ngài về “tình yêu dành cho nhân loại”. Và những người còn lại trong chúng ta có thể biết ơn ngài vì nhờ ngài chúng ta có được dụ ngôn cây vả khô chồi (13,60, đứa con hoang đàng (15,11) và người Samaria nhân hậu (10,300. Chúng ta cũng biết ơn ngài vì câu chuyện người kẻ trộm thống hối và cả năm mầu nhiệm Mân Côi mùa Vui.
Nhưng trên tất cả, chúng ta mắc ơn ngài Kinh Ave “Ngợi khen” (Magnificat), Chúc tụng (Benedictus), Phó dâng (Nuncdimittis) với quá phân nửa câu truyện ngày lễ Giáng sinh. Rồi đây là chỗ mà sự khiêm tốn ẩn mình của thánh nhân xa rời chúng ta.
Thánh Luca đã nghe truyện từ miệng Chúa không ? Thánh nhân không nói điều này cho chúng ta nhưng rất có thể lắm. Chúng ta biết sau cuộc đóng đinh, Mẹ đã được thánh Gioan săn sóc và chắc chắn đã có sự giao tiếp giữa hai thánh sử này. Nhưng trùng hợp của hai Phúc âm (như về việc biến hình) hay những trùng hợp về ngôn ngữ trong phần đầu sách Công vụ mạnh mẽ minh chứng điều này.
Hơn nữa, nếu thánh Luca được rửa tội ở Antiôkia khoảng năm 40 thì tự nhiên là có thể tìm gặp được thánh Gioan ở Giêrusalem … Lúc ấy Đức Mẹ trên dưới 70 tuổi. Như vậy không có lý gì thánh Luca lại không thể nghe chính môi miệng Mẹ kể chuyện. Mà dầu chuyện nầy có đến với ngài cách gián tiếp đi nữa, chúng ta vẫn biết ơn ngài đã lưu lại cho chúng ta những giai thoại đặc biệt ấy.
Trích: Theo Vết Chân Người, Lm. Phaolô Phạm Quốc Túy
Nguồn:https://giaophanphucuong.org