Mừng Kính Trọng Thể Các Thánh Nam Nữ 01.11 Bổn mạng Nhạc Đoàn Chư Thánh

https://hddmvn.net/1-thang-muoi-mot-le-cac-thanh/

Ngày lễ đầu tiên trong lịch sử để vinh danh các thánh là ngày tưởng niệm “các vị tử đạo” được cử hành vào đầu thế kỷ thứ tư. Vào đầu thế kỷ thứ bảy, sau làn sóng trộm cắp đột nhập các hang toại đạo, Ðức Giáo Hoàng Boniface IV đã cho thu lượm khoảng 28 toa đầy những hài cốt và chôn cất lại bên trong đền Pantheon, là đền thờ các thần của người La Mã, và ngài thánh hiến đền thờ này như một đền thờ Kitô Giáo. Theo sử gia của Giáo Hội là Bede Ðáng Kính, đức giáo hoàng có ý định rằng “Việc tưởng nhớ các thánh trong tương lai, có thể thay cho việc thờ phượng mà trước đây không được dành cho thần thánh nhưng thờ ma quỷ” (Về Việc Tính Toán Thời Giờ).
Nhưng việc thánh hiến đền Pantheon, cũng như ngày kính nhớ đầu tiên các vị tử đạo xảy ra vào tháng Năm. Nhiều Giáo Hội Ðông Phương vẫn kính nhớ các thánh vào mùa Xuân, hoặc trong mùa Phục Sinh hoặc ngay sau lễ Hiện Xuống.
Tại sao Giáo Hội Tây Phương cử hành lễ này vào tháng Mười Một thì không ai hiểu. Người ta chỉ biết vào năm 800, thần học gia Alcuin người Anglo-Saxon cử hành lễ này vào ngày 1 tháng Mười Một, và người bạn của ông là Arno, Giám Mục của Salzburg cũng theo như vậy. Sau cùng, trong thế kỷ chứ chín, Giáo Hội La Mã đã chấp thuận ngày lễ này.

Lời Bàn

Ðầu tiên lễ này để kính nhớ các vị tử đạo. Sau này, khi Kitô hữu được tự do tín ngưỡng, Giáo Hội đã dùng ngày lễ này để tỏ lòng kính trọng những người thánh thiện. Vào các thế kỷ đầu tiên, được coi là thánh thì chỉ cần một tiêu chuẩn là được nhiều người công nhận, ngay cả việc chấp thuận của vị giám mục cũng được coi là bước sau cùng để đưa vào niên lịch Giáo Hội. Việc phong thánh bởi đức giáo hoàng lần đầu tiên xảy ra vào năm 973; ngày nay việc phong thánh đòi hỏi cả một tiến trình lâu dài để chứng minh các đức tính thánh thiện. Bây giờ, lễ các thánh để kính nhớ các vị Thánh vô danh cũng như nổi danh.

Lời Trích

“Sau đó, tôi thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế…

[Một trong các kỳ mục] bảo tôi: “Họ là những người sống sót sau thời gian thử thách lớn lao; họ đã giặt sạch và tẩy áo mình tinh nguyên trong máu Con Chiên’” (Khải Huyền 7:9, 14).

http://hddmvn.net/tusach/tusach/hanhcacthanh/theovetchannguoi.htm

Hình ảnh Lễ các Thánh Nam Nữ – Bổn mạng Hội Tây Nhạc. Ngày 01/11/2023

https://www.facebook.com/GXngoclam/posts/pfbid02QQcrTWA8xKZuDdY91VoZj52Z5h6hUokJpfFWLMVsSmgFWHaZCWg9WTekuAg8pZmxl

  NHẠC ĐOÀN CHƯ THÁNH NGỌC LÂM  HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN

          Để có được sự long trọng trong các ngày đại lễ không thể thiếu sự góp phần của Hội Tây Nhạc.  Do đó Hội Tây Nhạc Giáo xứ Ngọc Lâm với danh xưng là Nhạc Đoàn Chư Thánh được thành lập rất nhanh chóng sau một phiên họp tối 01/06/1975. Số người được mời vào là những người có nhạc cụ và chuyên môn giỏi dưới sự chủ tọa của Cha Cố Giuse Maria Phạm Quang Thiều.  Sau khi phổ biến tôn chỉ của Hội nhằm đáp ứng nhu cầu của Giáo xứ cho việc làm sáng danh Chúa, mọi người đều thấy sự cần thiết phải có Hội Tây Nhạc nên rất phấn khởi mau chóng bầu và hình thành Ban Trị Sự Tiên Khởi:

1/ Đaminh Phạm Văn Bảo—Hội trưởng

2/ Đaminh Nguyễn Hải Điền—Hội phó

3/ Giuse Nguyễn Văn Bền—Thủ quỹ

4/ Phêrô Tạ Hoàng Nghị–Cố vấn

5/ Giuse Đinh Tỵ–Nhạc trưởng chuyên môn

6/ Đaminh Vũ mạnh Cường–Cố vấn kỹ thuật

Nhạc công 15 người

Bổn mạng Hội:  Lễ Các Thánh Nam Nữ được Kính Trọng Thể Ngày 01/11 hằng năm

Thế là không ai bảo ai, bắt đầu đi vào tập luyện để kịp ra mắt vào ngày lễ Bổn mạng.  Sự phấn khởi và tích cực này đã lôi kéo số nhạc công và nhạc cụ tham gia thêm trong buổi ra mắt, nâng số nhạc công lên 25 người.  Cha xứ cùng cộng đoàn rất vui mừng và hãnh diện.  Từ đó Hội đã sinh hoạt sôi nổi và tích cực, phục vụ cộng đoàn Giáo xứ trong những ngày đại lễ, kể cả những ngày lễ của xã hội khi được mời.  Một thời gian sau, khi ông Đaminh Phạm Văn Bảo già yếu xin nghỉ, ông Đaminh Nguyễn Hải Điền lên thay thế.  Trong thời gian này luôn có sự thay đổi về nhân sự, năm 1987 ông Giuse Đinh Tỵ xin nghỉ, trao lại cho lớp trẻ là anh Giuse Phạm Công Đương thay thế.  Năm 1988 ông hội trưởng Đaminh Nguyễn Hải Điền xin nghỉ, lớp trẻ tạm thời điều hành.  Mãi cho đến năm 1991 Cha cố Giuse Maria bổ nhiệm  ông Phaolô Trần Xuân Tân làm Hội Trưởng và tiếp tục chức vụ này nhiều năm liền.  Riêng vai trò nhạc trưởng lúc này do anh Gioan Vũ Hữu Thành đảm nhiệm

Tài sản hiện nay có một nhà sinh hoạt, cùng nơi luyện tập do nỗ lực của anh em và sự hỗ trợ của các vị ân nhân, có số nhạc cụ dư ra để sử dụng.

Nhìn lại quá trình phục vụ, thuận lợi cũng nhiều mà gian nan cũng chẳng thiếu. Trong những ngày đầu khó khăn nhất, mọi người luôn vượt qua, không nề hà gian nan vất vả, hy sinh, nỗ lực dành thời gian để tập luyện và phục vụ, trong đó phải kể đến gia đình ông Giuse Đinh Tỵ có tới sáu người tham gia. Đến nay cơ sở vật chất đầy đủ hơn, hiện nay số anh em thường xuyên tập luyện chỉ có 17 người, nên về nhân sự lại gặp cảnh “Tre già măng chưa mọc“các anh tham gia đã nhiều năm vì hoàn cảnh muốn nghỉ nhưng đến nay vẫn phải tiếp tục gánh vác vì không có lớp trẻ kế thừa. Giáo xứ luôn trân trọng sự hy sinh cao quý này và xin cộng đoàn Giáo xứ thêm lời cầu nguyện cho anh em luôn có sức khỏe, cùng kêu gọi nhiều anh em thiện chí có chuyên môn trong xứ tham gia, để Hội luôn đồng lòng phục vụ, phát triển tốt hơn nữa theo gương hy sinh của Chư Thánh.

  BAN ĐẠI DIỆN NHIỆM KỲ 1997–2021

1/ Vinhsơn Hoàng Ngọc Công—Trưởng ban

2/ Phêrô Trần Minh Tuấn –Phó 1

3/ Gioan Phạm Ngọc Lâm –Phó 2

4/ Giuse Nguyễn Văn Tương–Thư ký

BAN ĐẠI DIỆN NHIỆM KỲ 2021—2025

1/ Giuse Đinh Tiến Phát—Hội trưởng

2/ Phêrô Trần Minh Tuấn—Phó 1

3/ Đaminh Lê Đình Bảo Nguyên—Phó 2

4/ Phaolô Nguyễn Nhật Quyền—Thư kí

Thơ: MỪNG CÁC THÁNH NAM NỮ

Ngập tràn Thiên Quốc ngợp trời hoa

Lộng lẫy không xanh sắc gấm là

Thơm lừng thánh khí dâng bửu huyết

Nồng nàn chân lý tiến mưa xa

 

Dị thảo khoe hồn biêng biếc xanh

Kỳ hoa phỉ chí khúc hùng anh

Dưới cờ Thập Giá vung kiếm sắc

Ba thù tận diệt, nhận đóng đanh

 

Nhất dạ khôn ngoan hát quân hành

Bốn phương dậy tiếng vọng trời xanh

Nữ nam hùng khí sôi mặt đất

Muôn đời ca hát “Chúa Vinh Danh“

 

Hân hoan Giáo Hội hợp ca mừng

Tôn vinh nam nữ dám tuyên xưng

Trung tín một đời yêu Thập Giá

Ngậm đắng nuốt cay chẳng ngập ngừng

 

Lệ đời từng mi ngấm chứa chan

Máu thắm tim đau chảy vô vàn

Khốn khổ thắt hồn bao rên xiết

Gian truân, ngiệt ngã cứa gan vàng

 

Trung kiên bật tiếng môi cắn tim

Tuyên xưng danh Chúa rộn nỗi niềm

Tiêu hao bừng cháy đời ngọn nến

Lễ Thánh chiều dâng vạn lệ khiêm

 

Gai chông gót nhỏ ngất đớn đau

 Sỉ nhục tan hồn chảy vàng thau

Luyện lọc một đời vui trắng bạc

Chữ “tình” thơm vang vọng ngàn sau

 

Kính nhớ người xưa lệ hồn hoen

Bước đời danh lợi mãi đua chen

Trắng cõi phận người ôi đau đớn!…

Nhạc Đoàn Chư Thánh, phận cỏ hèn!

Mừng Kính Các Thánh Nam Nữ 01/11