Lẽ Sống: Những Điều Nên Và Không Nên Khi Tham Dự Thánh Lễ

Có thể là hình ảnh về văn bản
Để ý thức được việc chúng ta nên làm hay không nên làm trong lúc cử hành Thánh lễ, chúng ta cần phải hiểu rõ được ý nghĩa của Thánh lễ là gì?
Thánh lễ là hy tế cảm tạ Chúa Cha, là lời chúc tụng Hội Thánh dâng lên bày tỏ lòng biết ơn vì tất cả những phúc lành Thiên Chúa ban, tất cả những gì Người đã thực hiện qua việc sáng tạo, Cứu chuộc và thánh hoá con người. Theo Sách Giáo Lý Vào Đời, chúng ta có thể tóm tắt như sau:
– Thánh lễ là hy tế ngợi khen, để Hội Thánh ca hát vinh quang Thiên Chúa nhân danh toàn thể vũ trụ vạn vật. Hy lễ ngợi khen này chỉ có thể thực hiện nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô: Ngài kết hiệp các tín hữu vào bản thân Ngài, vào lời ngợi khen và lời chuyển cầu của Ngài.
– Thánh lễ là cuộc tưởng niệm lễ Vượt Quan của Chúa Kitô, là hiện tại hoá và hiến dâng hy lễ độc nhất của Chúa Kitô trong Phụng vụ của Hội Thánh.
– Thánh lễ là bữa tiệc thánh để chúng ta được hiệp thông vào Mình Máu Chúa. Vì thế, đoàn dân Chúa phải tham dự tích cực và sinh động, lãnh nhận lương thực thần linh nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu và đời sống cộng đoàn.
– Thánh lễ là tột đỉnh của Phụng vụ kitô giáo. Nhờ Thánh lễ mà công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.
Qua việc giải thích rõ ràng trên đây, chúng ta nhận thức được ý nghĩa cao cả của Thánh Lễ mà mỗi lần chúng ta đến nhà thờ để cử hành. Bởi thế, cần tránh những hành vi hay việc làm đưa đến việc tục hóa Thánh Lễ.
1. Ăn mặc thích hợp khi đến nhà thờ
Ý thức việc đến nhà thờ để dâng lễ và thờ phượng Chúa nên chúng ta cần ăn mặc cách thích hợp (không mặc áo sát nách, quần short, đi dép 2 quai.) Việc ăn mặc cách thích hợp là cách tỏ lòng kính thờ Chúa trong Nhà Tạm và tôn trọng tha nhân, những người cùng đi dâng lễ với chúng ta.
Dress modestly and appropriately. Wear your Sunday Best. As Catholics we believe that God comes down to meet us at every Mass. So, why would we not dress up?
2. Không dùng cellphone gửi tin nhắn, tán gẫu (chat), và lướt mạng
Không dùng điện thoại di động gửi tin nhắn, tán gẫu, và lướt mạng trong Thánh lễ. Một số anh chị em tham dự Thánh Lễ, ngồi trong góc khuất phía cuối nhà thờ hoặc khu vực tiền sảnh, thường dùng điện thoại di động (cell phones) để nhắn tin, tán gẫu, hay lướt mạng trong suốt Thánh Lễ. Đây là hành động thiếu ý thức của một số người đi lễ cho có lệ, không để tâm hồn vào việc lắng nghe Lời Chúa và dự phần vào Tiệc Thánh Thể. Việc làm như thế được kể là không tham dự Thánh Lễ buộc ngày Chúa Nhật và đương nhiên là mắc tội trọng.
3. Không nhai kẹo cao su (gum) trong nhà thờ
Không được nhai gum trong nhà thờ. Đây là hành vi thiếu lịch sự đối với những người chung quanh đang tập trung cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ. Người nhai gum đôi khi nhai xong lấy gum dính vào mặt dưới ghế. Hành vi này không được coi là có văn hóa.
4. Giữ im lặng trong nhà thờ
Nhà thờ là nhà cầu nguyện. Mọi người cần không gian tĩnh lặng để cầu nguyện và nâng tâm hồn lên kết hiệp với Chúa. Xin mọi người giữ im lặng trong nhà thờ. Nếu có chuyện cần nói thì có thể ra phòng họp ở tiền sảnh nhà thờ để trao đổi ngắn gọn và mau lẹ.
Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản

Những lưu ý khi đi lễ người công giáo cần nhớ

Những chi tiết nhỏ làm cho nhà thờ trở nên khác biệt và hiệp nhất, người công giáo cần nhớ những điểm sau đây:
ĐỪNG ĐI TRỄ. Hãy nhớ Thiên Chúa luôn chờ đợi bạn để đong đầy tình yêu của Người trong bạn, để nói với bạn, và để tha thứ cho bạn.
ĐỪNG ĂN MẶC KHÔNG PHÙ HỢP. Hãy ý tứ, vì danh dự của chính mình, và vì tôn trọng cả người khác.
ĐỪNG VÀO NHÀ THỜ MÀ KHÔNG CHÀO CHÚA. Khi đến nhà thờ, hãy làm dấu Thánh Giá. Thiên Chúa đang thực sự ở đó, Người vui mừng khi gặp bạn. Hãy cảm ơn Người đã mời bạn đến.
ĐỪNG CẢM THẤY UỂ OẢI KHI PHẢI CÚI MÌNH HAY BÁI QUỲ. Khi đi ngang trước bàn thờ, hãy cúi chào, vì bàn thờ là hình ảnh của Đức Kitô. Khi đi ngang nhà tạm, hãy bái quỳ, vì Đức Kitô đang ở trong đó.
ĐỪNG NHAI KẸO CAO SU, ĂN HAY UỐNG BẤT CỨ GÌ KHI ĐANG TRONG THÁNH LỄ. Chỉ nước lã là chấp nhận được nếu sức khoẻ đòi hỏi.
ĐỪNG VƯƠN VAI HAY NGỒI NHOÀI TRÊN GHẾ TỰA. Tư thế của bạn thể hiện rõ thái độ của bạn trước Chúa.
KHÔNG CẦN BỔ SUNG BẤT CỨ “CÂU PHỤ THÊM” NÀO VÀO CÁC BÀI ĐỌC VÀ THÁNH VỊNH. Nghĩa là, đừng đọc các dòng chữ đỏ, đừng đọc “Bài đọc 1” hay “Thánh vịnh đáp ca.”
ĐỪNG LÀM DẤU THÁNH GIÁ “NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN” TRƯỚC KHI NGHE TIN MỪNG. Chỉ làm ba dấu Thánh giá nhỏ trên trán, trên miệng và trên ngực, để cầu xin Lời Chúa ở lại trong tư tưởng, trong lời nói và trong con tim mình.
TUYỆT ĐỐI ĐỪNG BAO GIỜ NGỒI KHI LINH MỤC ĐANG TRUYỀN PHÉP. Nếu bạn không quỳ nổi, hãy đứng lên. Cử chỉ và thái độ của bạn khi truyền phép phải thể hiện sự cung kính và tôn thờ của bạn trước Chúa Giêsu đang hiện diện rất thật trong Thánh Thể trên bàn thờ.
HÃY CẦU NGUYỆN THẦM TRƯỚC CHÚA THÁNH THỂ KHI LINH MỤC TRUYỀN PHÉP. Nhiều người đọc thành tiếng lời nguyện “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” của Thánh Tôma Tông Đồ. Nhưng ta nên ý tứ đọc thật nhỏ để khỏi làm phiền người khác.
ĐỪNG ĐỌC THÀNH TIẾNG “CHÍNH NHỜ NGƯỜI VỚI NGƯỜI VÀ TRONG NGƯỜI” (Kinh nguyện Thánh Thể). Đó là lời kinh chỉ một mình linh mục dâng lễ đọc mà thôi.
ĐỪNG RỜI KHỎI CHỖ VÀ ĐI XUNG QUANH ĐỂ CHÚC BÌNH AN. Hãy chỉ chúc bình an những ai đứng trong cùng bàn với bạn và những người ở trước mặt hay sau lưng thôi.
ĐỪNG RƯỚC LỄ. Nếu bạn thật sự chưa nhịn ăn đủ 1 giờ hoặc không sống trong tình trạng ân sủng, đừng rước lễ.
ĐỪNG NHẤT ĐỊNH ĐÒI RƯỚC LỄ TỪ TAY LINH MỤC MỚI CHỊU. Chúa Giêsu hiện diện thật sự và đầy đủ trong mọi Bánh Thánh, không phụ thuộc chuyện người cho rước lễ là linh mục hay một thừa tác viên phụ thêm nào khác được uỷ nhiệm.
SAU KHI RƯỚC LỄ, ĐỪNG NÓI CHUYỆN VỚI AI HẾT. Hãy về chỗ hay đi ra riêng và nói chuyện với một mình Chúa mà thôi. Nếu bạn không lên rước lễ, hãy rước lễ cách thiêng liêng và hãy thưa chuyện với Chúa y như đã rước lễ vậy.
HÃY TẮT ĐIỆN THOẠI. Đừng nhắn tin hay nói chuyện với ai trên điện thoại trong suốt Thánh lễ, điều đó làm phiền chính bạn lẫn người xung quanh. Hãy chú tâm vào một mình Chúa, Đấng vẫn đang rất chú tâm vào bạn.
HÃY GIỮ CON CÁI Ở BÊN BẠN, ĐỪNG ĐỂ CHẠY LUNG TUNG. Hãy dạy chúng tận hưởng thời gian ở trong nhà Cha.
ĐỪNG RỜI NHÀ THỜ TRƯỚC KHI HẾT LỄ. Đừng bỏ rơi phép lành cuối lễ, linh mục ban cho bạn nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, để bạn đi làm chứng nhân cho Ba Ngôi Thiên Chúa trong thế giới. Hãy ra khỏi nhà thờ với ý tưởng mới, được Chúa gợi hứng, để xây dựng triều đại tình thương của Người.
Theo Aleteia
Gioakim Nguyễn lược dịch

Câu chuyện cuối tuần:

http://gpbanmethuot.com/cau-chuyen-cuoi-tuan.html

60 năm cuộc đời, 60 năm hồng ân

unnamed 2

Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khó, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi (Tv 90,10). Tại sao “phần lớn chỉ là gian lao khốn khó”? Có một câu truyện vui kể rằng: Lúc đầu, Thượng Đế chỉ cho loài người sống 20 năm trên đời, nhưng, loài người lại muốn xin thêm, bởi vì, thấy mình khôn ngoan tài giỏi, trổi vượt hơn muôn loài muôn vật, vậy mà, chỉ sống 20 năm, thì tiếc quá. Chính vì thế, nhân lúc, thấy các loài khác xin rút ngắn thời gian sống lại, loài người đã tranh thủ và nài xin Thượng Đế cho mình thêm: 20 năm của con lừa, 10 năm của con chó, và 10 năm của con khỉ, và kể từ đó: 20 năm đầu con người sống vô tư vui vẻ, 20 năm kế tiếp làm việc quần quật như con lừa để lo cho gia đình, 10 năm sau đó ở nhà như con chó để trông nhà trông cháu, 10 năm sau cùng ngờ nghệch ngốc nghếch như con khỉ để mua vui cho lũ cháu.

Thánh Kinh cho thấy tuổi thọ của con người chỉ khoảng bảy chục, tám mươi; còn, chúng ta thì thường nói với nhau: cuộc đời 60 năm, hay “60 năm cuộc đời” Tại sao chỉ có “60 năm cuộc đời”? Nếu năm nay là năm 2024, năm Giáp Thìn, thì mãi đến năm 2084, mới có sự lặp lại năm Giáp Thìn một lần nữa. Nếu ai sinh vào năm 2024: năm Giáp Thìn, thì mãi đến 60 năm sau, theo chu kỳ của “Lục Thập Hoa Giáp”, họ mới có thể mừng sinh nhật lần thứ 60 vào năm Giáp Thìn. Có lẽ vì thế, mà người ta thường nói “60 năm cuộc đời”.

Chúng ta thường nghe nói “60 năm cuộc đời”, cũng có thể do bởi: cuộc đời chỉ có 6 giai đoạn, như, theo cách phân chia của Khổng Tử:

1. Giai đoạn 15 tuổi (học tập): tập trung vào việc học hành: tích lũy kiến thức, tu dưỡng đạo đức, định hướng tương lai. Giai đoạn này gọi là: Thập hữu ngũ nhi chí vu học: chỉ lo trao dồi tri thức, đạo đức mà thôi.

2. Giai đoạn 30 tuổi (tự lập): phát triển bản thân, xây dựng sự nghiệp, xây dựng gia đình. Giai đoạn này gọi là: Tam thập nhi lập: lập thân, lập nghiệp, lập thất, “thành gia lập nghiệp”.

3. Giai đoạn 40 tuổi (biết rõ mình): có chính kiến, kiên định, xác tín, bởi vì, đã có những hiểu biết về tri thức, kinh nghiệm, vốn sống phong phú. Giai đoạn này gọi là: Tứ thập nhi bất hoặc: xác tín, chắc chắn, không còn nghi ngờ gì nữa.

4. Giai đoạn 50 tuổi (biết rõ trời): thấu triệt các quy luật của cuộc sống, thông suốt các xu thế của thời cuộc, tức là hiểu được mệnh của trời. Giai đoạn này gọi là: Ngũ thập nhi tri thiên mệnh: biết ý trời, thuận theo ý trời trong mọi hoàn cảnh.

5. Giai đoạn 60 tuổi (biết rõ người): thấu suốt mọi người, mọi việc; nhìn người, nhìn việc từ trên cao, bao quát được mọi chiều kích của vấn đề, thấu hiểu được đối phương đang đứng ở góc độ nào mà hành xử, và diễn đạt mình như thế, cho nên, rất dễ bao dung, dễ dàng chấp nhận những ý kiến trái chiều. Giai đoạn này gọi là: Lục thập nhi nhĩ thuận: thấu hiểu, cảm thông, đồng thuận, chứ không sốc nổi, phản bác, nổi loạn như khi còn trẻ.

6. Giai đoạn 70 tuổi (tùy cơ ứng biến): trở thành luật cho chính mình, không cứng nhắc theo những nguyên tắc có sẵn, “đồng kỳ quang, hòa kỳ trần”, làm gì cũng thuận theo ý mình, đúng với lẽ trời, và hợp với lòng người. Giai đoạn này gọi là: Thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ: mọi sự xuất phát từ tâm thiện, mọi việc làm đều quy phục một lương tâm trong sáng.

Cuộc đời con người ngắn ngủi là thế: Ấy con người khác chi hơi thở: vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu” (Tv 144,4). Chính vì thế, xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan (Tv 90,12). Người khôn ngoan là người biết giới hạn của cuộc sống này, dù thành toàn viên mãn đến đâu thì cũng chỉ gói gọn trong “60 năm cuộc đời”, con số “6” con số chưa hoàn hảo, chúng ta phải hướng tới một đời sống của con số “7” hoàn hảo nơi “trời mới đất mới”, ở nơi đó, con người sẽ bước vào giai đoạn thứ bảy của cuộc đời mình.

Giai đoạn thứ bảy của cuộc đời, đòi hỏi những công dân của “trời mới đất mới” phải tuân theo một hiến pháp mới, phải hành xử theo một cung cách mới, khác biệt và vượt xa những gì thế gian có thể nghĩ tưởng được. Ai can đảm bước vào giai đoạn thứ bảy này, người đó sẽ được hưởng một cuộc sống bình an, hoan lạc trường tồn vĩnh cửu.

Tác giả: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB