Hôn Nhân: Tính dục – Năng lượng yêu thương

Tính dục – Năng lượng yêu thương

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO
TÍNH DỤC – NĂNG LƯỢNG YÊU THƯƠNG

Thùy Trang – DHM
Câu hỏi: Con thấy Mười Điều Răn, điều thứ 6: Chớ làm sự dâm dục lúc nào cũng thách đố cho người trẻ. Những tội lỗi nào liên quan đến điều răn thứ 6 và làm thế nào để vượt qua?Trả lời:  

Có một sự sống cuồn cuộn trong người chúng ta, và không ai có thể phớt lờ. Nó cuốn hút tôi và cuốn hút người khác vào tôi và tôi vào người khác: tính dục.

Xét về sinh học, tính dục thuộc hệ sinh sản. Như thế, nó cũng chỉ là một trong các hệ sinh học giúp cơ thể chúng ta thực hiện các hoạt động sống. Vậy sao nó lại được con người mọi thời quan tâm nhiều đến thế, và dường như nó vượt qua lãnh vực sinh học. Nhà tâm lý Sigmund Freud cho rằng nó (Ham muốn tình dục – Libido) quyết định toàn bộ nhân cách và động cơ của con người!

Nó thật sự là gì mà có sức mạnh ghê gớm như vậy? Con người đã phong thần cho sức mạnh này trong tín ngưỡng phồn thực, trong văn hóa điếm thánh (prostitues sacrees). Thần thoại Hy Lạp nói về vị thần tình yêu là Cupid vì họ không thể giải thích được tại sao người ta lại phải lòng nhau cực độ như vậy. Các tôn giáo lớn nhìn thấy mối nguy hiểm do tính dục gây ra nên đặt ra giới răn để ngăn cấm người ta sa phạm mà hủy hoại bản thân mình và người khác. Đức Phật khuyên chúng sanh diệt dục tức là lòng ham muốn, trong đó bao gồm cả tính dục (giới thứ ba trong Ngũ giới). Do Thái giáo và Kitô giáo đặt ra điều cấm trong Mười điều răn hay Mười Lời (x. Xh 20,3-17) là điều thứ sáu và thứ chín: “Ngươi không được ngoại tình” (Xh 20,14) và “Ngươi không được ham muốn vợ người ta” (Xh 20,17).

Không chỉ dừng ở đó, các tôn giáo, và cả Công giáo đã đi rất xa trong việc giải thích về tội dâm dục, làm cho người ta cảm tưởng như nó là tội không thể được tha, tội trọng nhất! Tác dụng của những răn dạy này là làm cho người ta tránh không phạm tội, nhưng đồng thời nó cũng làm mất đi vẻ đẹp thật sự của tính dục. Nếu Thiên Chúa là Tốt Lành, Ngài lại có thể tạo dựng nên tính dục như một điều xấu xa sao?

Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có 129 bài nói chuyện giáo lý ngày thứ tư hàng tuần từ tháng 9/1979 đến tháng 11/1984, được tổng hợp thành cuốn Thần học về thân xác, Đức Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn chuyển ngữ, cho thấy vẻ đẹp của tính dục con người trong kế hoạch thần linh của Thiên Chúa. Cha Gerald D. Coleman, SS., trong cuốn “Tính dục con người – Một ân ban toàn diện” đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ và hệ thống về mọi phương diện của tính dục con người dưới ánh sáng Lời Chúa, sinh học, tâm lý và đạo đức học. Thần học về Sáng tạo hiện nay cũng góp phần “cải thiện” cái nhìn về tính dục con người trong công trình sáng tạo tốt lành của Thiên Chúa.

Năng lượng tính dục tạo nên khao khát kết nối giữa người với người, đặc biệt là giữa những cặp người khác giới đến độ họ có thể cam kết chung sống trọn đời và đảm nhận mọi trách nhiệm hôn nhân và con cái. Năng lượng tính dục cũng tạo nên tình yêu lớn lao dành cho đồng loại, lòng say mê vẻ đẹp, sự sáng tạo nghệ thuật, khao khát dấn thân chăm sóc cho những gì nhỏ bé và yếu ớt – như nỗ lực chung sức chăm lo và bảo vệ Mẹ Đất chẳng hạn.

Sự giảm thiểu tính dục

Tính dục theo cái nhìn của Kitô giáo như đã nhắc đến ở trên không chỉ dừng lại ở sinh học và cơ thể. Thiên Chúa tạo dựng con người là nam, là nữ (St 1,27). Như thế, tính dục góp phần tạo nên căn tính một người, và là phương cách để con người tương quan với nhau. Xã hội học gọi điều này là vai trò giới (gender role) – Cách thức một người sống, làm việc, tương quan và thực hiện vai trò trong gia đình và xã hội theo giới tính của mình.

Thế giới ngày nay có khuynh hướng giảm thiểu tính dục thành những hoạt động tình dục đơn thuần. Điều này tạo nên nhiều lạm dụng và biến thể gây tổn hại khôn lường cho những người liên quan và toàn xã hội.

Tình dục được phóng đại như thể là nhu cầu duy nhất của con người, hoặc bị cào bằng với nhu cầu ăn uống! Bởi thế họ cũng không cần một ranh giới bảo vệ hay ràng buộc nào.

Tình dục còn bị tách rời khỏi hôn nhân và trách nhiệm sinh dưỡng con cái, nó chỉ còn đơn thuần là một sự thỏa mãn khoái lạc cá nhân mọi nơi mọi lúc. Họ cho mình quyền lạm dụng từ ấu nhi đến lão niên, tương quan thân cận hay xa lạ.

Mình vẫn nhớ được cảm giác kinh tởm khi tham dự một khóa học do các bác sĩ trình bày về những biến thái tình dục nơi con người. Chợt nghĩ sao loài được Thiên Chúa tạo dựng cao đẹp như thế mà lại dùng khả năng của mình để biến mình thành điều kinh khủng như vậy!

“Chớ làm sự dâm dục”

Bạn hỏi những gì thuộc về tội dâm dục, tức là hỏi về những điều làm tổn hại đến tính dục cao đẹp của con người. Ai thực hiện những điều này thì mang tội vì làm tổn hại đến sự cao quý của chính mình và của người liên quan.

Sách Giáo Lý Giáo hội Công giáo xác định danh sách các tội này bao gồm (x. GLGHCG 2351-2359):

– Dâm ô: Ham muốn vô độ hưởng thụ khoái lạc.

– Thủ dâm: Cố tình kích thích cơ quan sinh dục nhằm gây khoái lạc tình dục.

– Tà dâm: Quan hệ xác thịt ngoài hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Nó bao gồm ngoại tình và quan hệ tình dục trước hôn nhân.

– Sách báo, phim ảnh và tranh ảnh khiêu dâm: Cố ý phơi bày những hành vi tình dục thầm kín thực sự hay mô phỏng bằng ấn phẩm khiêu dâm.

– Mại dâm và mãi dâm: xúc phạm đến phẩm giá của người bán dâm vì họ biến mình thành trò vui xác thịt cho người mua dâm.

– Hiếp dâm: Dùng bạo lực (hoặc dụ dỗ) bắt ép người khác quan hệ nhục dục với mình.

– Đồng tính luyến ái: Những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái và có hành vi quan hệ thân xác với nhau.

Định hướng năng lượng yêu thương

Nhằm đạt đến sự viên mãn như một người mang giới tính, trong khuôn khổ bài viết, xin đề nghị với bạn đôi điều sau:

1. Giáo dục giới tính Kitô giáo giúp bạn có cái nhìn toàn diện về vẻ đẹp của tính dục mà Thiên Chúa đã dựng nên, để giúp bạn sống trọn vẹn ý nghĩa của nó, dù bạn độc thân, lập gia đình hay đang sống đời tu trì.

2. Luyện tập sống khiết tịnh dành cho mọi người ở mọi độ tuổi và bậc sống. Nó giúp bạn quản lý và thăng hoa tính dục của mình và biết cách diễn đạt tính dục đúng cách và mang lại ý nghĩa.

3. Sống chân thật và có trách nhiệm giúp bạn nhận biết nhu cầu tình dục của bản thân và người khác, đồng thời không chạy theo văn hóa ảo “thời công nghệ 4.0”.

4. Tạo khung pháp lý bằng pháp luật và định chế hôn nhân Kitô giáo giúp bảo vệ tính dục của những người liên quan và con cái họ.

5. Chuyển hóa năng lượng tính dục thành tình yêu thanh khiết dành cho nhân loại, vũ trụ, nghệ thuật, khoa học, và dành để yêu chính Đấng Tạo Hóa của mình.

6. Cuối cùng, bạn hãy cẩn trọng với Camera và Internet! Vì chúng tạo điều kiện cho bạn vừa quá riêng tư, vừa quá rẻ tiền, lại không phải chịu trách nhiệm gì về hành vi tính dục của mình. Ai cũng nghĩ vậy, nhưng họ quên rằng “nhà mạng” và Google Search biết bạn đang làm gì!

Nguyện chúc bạn cảm hiểu được vẻ đẹp toàn vẹn trong tính dục được ban cho bạn, và biết sử dụng chúng để yêu thương và dấn thân.

Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 6, Nxb Tôn Giáo, 05/2021)
Nguồn: tgpsaigon.net

Những điều cha mẹ cần biết để dạy con ngoan

SỰ NUÔNG CHIỀU CỦA CHA MẸ ĐANG TẠO RA NHỮNG ĐỨA CON VÔ ƠN

Có thể là hình ảnh về 4 người và trẻ em

Trước khi mong con thành danh thì hãy giáo dục con thành ( người ) trước đã Thành người tử tế
Tử tế với cha mẹ và tất cả mọi người
Một người tử tế chắc chắn không phải người vô ơn
Chúng ta đôi khi vì thương con quá mà nuông chiều mù quáng , tước đoạt đi cơ hội trưởng thành và tạo nên những con người ích kỷ , chỉ biết được cung phụng , hưởng thụ chứ không biết phục vụ và yêu thương
Một đứa trẻ được bao bọc từ nhỏ , cơm đút tới miệng , nước dâng tận môi , được dành những món ăn ngon , đồ chơi đẹp , muốn gì được nấy mà không biết những thứ đó từ đâu ra thì lớn lên chắc chắn đứa trẻ đó sẽ thành con người chỉ quen hưởng thụ , nếu không được đáp ứng sẽ quay lại oán trách cha mẹ
Một đứa trẻ được cha mẹ bao bọc từ nhỏ , không từng sứt đầu mẻ chán , không từng đi xa một mình , không từng được thực hiện ước mơ … chắc chắn lớn lên với tâm lý ỷ lại và thụ động , chỉ trông chờ vào sự sắp đặt của người khác
Một đứa trẻ không quen lao động , không biết cha mẹ mình đã khổ cực thế nào để kiếm tiền thì chắc chắn xem việc được nuôi nấng bảo bọc là chuyện đương nhiên , không cần phải biết ơn dưỡng dục
Những đứa trẻ được giáo dục thế nào sẽ hình thành tính cách như thế đó
Tính cách của một con người đâu phải một ngày , một bữa mà thành Tuỳ nếp nhà , tuỳ sự dạy dỗ của gia đình mà ra
Những đứa con của tôi , từ ba bốn tuổi đã phải theo chân mẹ để biết mẹ làm gì ?? Cực khổ ra sao ??
Các con được chứng kiến sự hình thành của một chiếc tàu từ lúc khởi công , từ khi lắp vỏ lắp máy
Đến lúc hạ thủy và ra khơi
Con tôi được nhìn thấy nhà hàng kháng trang lộng lẫy được dựng lên từ Đống hoang tàn đổ nát như thế nào ?? Người ta xây , trát , lợp nhà ra sao ??
Các con có thể bị trầy ra chảy máu , chịu nắng gió , bụi bặm nhưng mỗi ngày mỗi hiểu biết và trưởng thành
Con trai nhỏ nói với bà ngoại ( mẹ con làm nhiều việc lắm , cực lắm
Con gái đã biết nói với tôi
Con đã tu nhiều kiếp nên kiếp này con làm con của mẹ , các con đã biết rõ mẹ chúng đã làm việc cực khổ thế nào để chúng được đủ đầy
Chúng đã biết mẹ lao động thế nào để biết chính lao động tạo ra của cải vật chất chứ không phải chúng đang xài những đồng tiền có sẵn trong tài khoản mà không biết nguồn gốc từ đâu
Các bà mẹ bán hàng online hay lao công quét rác , những người làm công , ăn lương đều có thể tự hào nói với con mẹ đang lao động chân chính để nuôi con
Chúng ta lo cho con trong khả năng của mình và phải cho con biết điều đó
Tôi chú trọng vào giáo dục thể chất và kỹ năng sống , học võ , học bơi , biết nói lời cảm ơn , xin lỗi, biết gọn gàng ngăn nắp , dạy con biết tránh khi bị quấy rối tình dục, biết giữ vệ sinh chung , vứt rác đúng nơi , biết suy nghĩ tìm giải cho quyết định của mình và tự chịu trách nhiệm về quyết định đó
Trước khi mong con thành danh thì hãy giáo dục con thành ( người ) trước đã Thành người tử tế
Một người tử tế chắc chắn không phải là người vô ơn