Lẽ sống–Tại sao giáo hội Công Giáo không cho nữ giới làm Linh Mục?

Có thể là hình vẽ ngẫu hứng về 1 người

Trong quá khứ có thời Giáo Hội phong chức cho Nữ Phó Tế. Vậy tại sao bây giờ không cho nữ giới làm linh mục?
Sự thật Giáo Hội chưa hề phong chức hay truyền chức (ordain) cho phụ nữ làm Phó Tế (deaconess). Sở dĩ có danh xưng “nữ phó tế” là vì một số phụ nữ đã được chọn để đóng vai Phó tế do nhu cầu rửa tội cho người tân tòng trong mấy thế kỷ đầu mà thôi.
Thật vậy trong mấy thế kỷ đầu của Giáo Hội, việc rửa tội cho người tân tòng (Catechumems) được thực hiện trong đêm Vọng Phục Sinh với nghi thức dìm mình xuống nước (immersion) thay vì đổ nước trên đầu hay trên trán như ngày nay.Trong đêm này, các người tân tòng được hướng dẫn đến giềng nước rửa tội ở phía cuối nhà thờ dưới ánh đèn lu mờ.
Người tân tòng phải cởi bỏ hết quần áo đang mặc, rồi lội xuống giếng nước trong khi Đức Giám Mục chủ tế Lễ vọng Phục Sinh và Nghi thức Rửa tội từ trên Cung Thánh đọc công thức rửa tội cho họ và họ phải dìm mình xuống nước ba lần. Sau đó, từ giếng nước bước ra, họ sẽ được các phó tế đỡ lên khỏi giếng nước và trao cho bộ đồ trắng mặc vào, để nói lên sự sống mới được tái sinh qua nước rửa tội.
Rồi họ được hướng dẫn đến trước mặt Giám Mục để được sức dầu thánh và trao nến, tượng trưng cho Ánh Sáng Chúa Kitô.
Nhưng nghi thức trên có điều bất tiện về phía nữ tân tòng. Họ cũng phải cởi bỏ hết y phục và lội xuống giếng nước, dĩ nhiên là trong khu vực dành riêng cho họ. Điều bất tiện là khi ra khỏi giếng nước rửa tội, nam phó tế không thể đỡ họ lên và trao bộ đồ trắng như cho các nam ứng viên được.
Vì thế. một số phụ nữ đã được tuyển chọn để làm công việc của nam phó tế trong hoàn cảnh khó khăn trên của nghi thức rửa tội cho người tân tòng trong đêm Vọng Phục Sinh (Easter Vigil). Những người nữ được tuyển chọn để làm công việc trên không phải là nữ phó tế (deaconess) đúng nghĩa, vì họ không được truyền chức như các nam phó tế. Điều này đã được minh chứng qua giáo luật số 19 của Công Đồng Đại Kết họp lần thứ nhất (First Ecumenical Council) tại Nicea năm 325, theo đó các người nữ trên chỉ được gọi là các giáo dân (laypersons) chứ không được gọi là nữ phó tế (deaconess), vì họ không hề được chịu chức phó tế.
Tóm lại, Giáo Hội chưa hề phong chức phó tế cho phụ nữ để thi hành tác vụ của phó tế theo giáo luật.
Về câu hỏi chính được nêu lên là tại sao Giáo Hội không truyền chức linh mục cho phụ nữ, tôi xin được giải thích như sau:
Từ bao lâu nay, các giáo phái ngoài Công Giáo, đặc biệt là anh em Tin Lành, đều dùng Kinh Thánh (Sola Scriptura) làm nền tảng để chỉ trích Giáo Hội Công Giáo là không theo sát Kinh Thánh, nên đã sai lầm trong nhiều lãnh vực, điển hình là gọi Đức Giáo Hoàng là Đức Thánh Cha (Holy Father) cũng như gọi các linh mục là Cha (Father).
Họ cũng cãi rằng trong Kinh Thánh không có từ ngữ nào là “Công giáo” (Catholic), cũng như không có bằng chứng nào cho phép tuyên bố Đức Mẹ trọn đời đồng trinh và lên trời cả hồn xác (assumption) như Giáo Hội Công Giáo tuyên bố bằng tín điêu (dogma) buộc mọi tín hữu phải tin. Đặc biệt một số giáo phái như Methodist, Lutheran, Evangelist, Episcopal, Anh Giáo (Anglican Communion) v.v. còn truyền chức cho cả nữ giới lám linh mục nữa !
Sự kiện này cho thấy là chính họ đã không theo sát Kinh Thánh như họ thường tự hào. Vì nếu họ đọc kỹ Kinh Thánh Tân Ước, thì họ không thể chối cãi được sự kiện hiển nhiên sau đây:
“Chúa Giêsu chỉ ăn Bữa sau hết với Nhóm 12 mà thôi.” (Mt 26:20; Mc 14:17).
Nghĩa là với 12 Tông Đồ là những người đàn ông mà Chúa đã chọn từ đầu để tham gia vào Sứ Vụ rao giảng Tin Mừng của Chúa. Không phải Chúa không nhìn thấy trước đòi hỏi của thời đại ngày này về việc cho nữ giới làm linh mục. Thực ra, chúng ta phải tin rằng Chúa không hề sai lầm, hay sơ sót khi chỉ qui tụ Nhóm 12 trong Bữa Ăn cuối cùng đó. Sự kiện Mẹ Maria và một vài phự nữ vẫn đi theo hầu Chúa đã vắng mặt trong bữa Ăn trên không phải là việc ngẫu nhiên ngoài ý muốn của Chúa. Chính Người đã cố ý không mời họ mà chỉ muốn qui tụ riêng Nhóm 12 trong Bữa ăn này để họ được tham dự trước tiên vào hai việc trọng đại Chúa làm trong bữa ăn cuối cùng này : đó là việc Chúa thiết lập bí tích Thánh Thể, để “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20). Đồng thời, Người cũng lập Chức Linh Mục Thừa tác (Ministerial priesthood)) qua đó Chúa đã truyền chức linh mục đầu tiên cho 12 Tông Đồ hiện diện để từ đó về sau “anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22: 19; 1Cor 11:25)
Như thế, rõ ràng Chúa Giêsu chỉ chọn người nam (đàn ông) để truyền chức linh mục, chứ không hề chọn phụ nữ nào kể cả Mẹ Maria, Mẹ Người, là Đấng “đầy ơn phúc hơn mọi người” (Kinh Kính Mừng).
Ai dám nói là Chúa Giêsu đã coi thường Mẹ của Người, hay sơ sót không mời Đức Mẹ hay một vài phụ nữ khác vào tham dự bữa ăn lịch sử nói trên ?
Một chi tiết không kém quan trọng khác nữa là việc Chúa Giêsu cũng chỉ rửa chân cho 12 Tồng Đồ hiện diện mà thôi (x. Ga 13:3-5). Vì thế cho đến nay, mỗi khi cử hành Phụng vụ ngày Thứ Năm Tuần Thánh ở Rôma, các Đức Thánh Cha chỉ rửa chân cho 12 người đàn ông được tuyển chọn mà thôi. Nghĩa là chưa có Giáo Hoàng nào chọn phụ nữ để rửa chân trong dịp này bao giờ.
Như vậy, ở đâu chọn thêm phụ nữ hoặc cho mọi người trong nhà thờ rửa chân cho nhau là đã tự ý “phăng” ra ngoài truyền thống của Giáo Hội dựa trên bằng chứng Kinh Thánh Tân Ước mà Tòa Thánh Rôma luôn thi hành trung thực từ xưa đến nay.
Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Phương (Eastern Orhodox Churhes) đã căn cứ vào chính lời nói và việc làm của Chúa Giêsu trong Bữa Ăn sau hết để từ chối việc truyền chức linh mục cho nữ giới hầu được trung thành và trung thực với ý muốn của Đấng đã chia sẻ Chức Linh Mục đời đời của minh, đầu tiên cho các nam Tông Đồ và những người kế vị.
Cũng vì trung thành với ý muốn của Chúa Giêsu về việc chỉ truyền chức linh mục cho nam giới, nên khi chọn người thay thế Giuđa cho đủ con số 12, các Tông Đồ cũng đã rút thăm để chọn ông Mathia, chứ không chọn một phụ nữ nào cả (Cv 1:23-26).
Lại nữa, sau khi Chúa Giêsu về Trời, khi hiện ra với Saolê trên đường đi Đamát, Chúa đã đích thân chọn thêm Saolê, tức Phaolô, là Tông Đồ cho dân ngoại và cũng là một đại Tông Đồ đã có công lớn trong việc xây dựng Giáo Hội sơ khai cùng thời với Nhóm 12, mặc dù ngài không thuộc nhóm này từ đầu.
Chính ngài cũng đã đặt tay để truyền chức cho Timôthê, một môn đệ thân tín, như ta đọc thấy trong thư mục vụ sau đây :
“Vì lý do đó, Tôi nhắc anh phải khơi dậy đắc sủng của Thiên Chúa,
Đặc sủng mà anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh” (2Tm 1: 6)
Và công tác với Phaolô trong hành trình truyền giáo lúc ban đầu cũng chỉ có những người thuộc nam giới như Timôthê, Luca, Mác cô, Xốt Tê Nô, Titô, Ê-páp-rô-đi-tô, Ty-khi-cô v.v.
Nhưng chắc chắn đây không phải là việc đề cao nam giới và coi thường nữ giới trong Giáo Hội
Nữ giới có vai trò riêng của họ trong chương trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa.
Cụ thể, những phụ nữ như Thánh Catarina, Têrêsa Giêsu Hài Đồng, hay Mẹ Têrêxa Calcutta đâu cần phải là linh mục mà vẫn làm được bao việc vĩ đại hơn cả biết bao linh mục, hay Giám mục.
Và cao trọng hơn hết là vai trò của Đức Mẹ, một người nữ duy nhất mà Chúa Giêsu đã chọn làm Mẹ của Giáo Hội, khi Người trao Gioan cho Mẹ từ trên thánh giá (Ga 19:25-27).
Mẹ không cần phải chia sẻ chức Linh Mục đời đời của Chúa Giêsu, nhưng Mẹ đã “đồng công cứu chuộc” với Chúa từ khi Mẹ “xin vâng” làm Mẹ Ngôi Hai, cho đến khi đứng dưới chân thập giá, chia sẻ những thống khổ của Chúa và chứng kiến cái chết của Người để hoàn tất công cuộc cứu chuộc nhân loại.
Và từ khi nhận lãnh sứ mệnh là Mẹ Giáo Hội cho đến nay, Mẹ đã đồng hành và không ngừng nâng đỡ đắc lực cho Giáo Hội được thăng tiến vượt bực để chu toàn sứ vụ rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng Cứu độ mà Chúa Kitô đã trao phó trước khi Chúa về Trời.
Tóm lại, Giáo Hội có lý do vững chắc để không trao chức linh mục cho nữ giới, và chắc chắn đây không phải là việc coi thường phụ nữ như những người đòi hỏi đã và đang chỉ trích Giáo Hội về vấn đề này.
Là tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hộ Công Giáo, chúng ta phải vâng phục và tuân thủ những gì Giáo Hội dạy bảo nhân danh Chúa, vì lời Người đã nói với các môn đệ xưa kia: “Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy” (Lc 10:16).

Nguyện đường, tu viện, nhà thờ giáo xứ, vương cung thánh đường: khác nhau như thế nào?

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02rbE1p9Nvp5xHLubsiwJPtMqmxKEXjDpn6DDW8ABfVJcHBTevkRfn2tWs2CRFjBSbl&id=100053616670875

Một cuốn phim Pháp với tựa đề “Gigot”, đã kể lại cuộc đời cao thượng nhưng vô cùng đáng thương của một người câm tên là Gigot. Ðúng như cái tên có thể gợi lên, Gigot là một người khờ khạo nhưng có một tâm hồn cao quí.

Ngày ngày anh quét đường, kiếm từng đồng xu nhỏ để mua những mẩu bánh mì vụn sống qua ngày. Nơi trú ngụ của anh là một cầu thang bẩn thỉu nằm bên dưới một ngôi nhà. Những người bạn duy nhất của anh là các chú chó và một con mèo hoang.

Hằng ngày, từ tiệm bánh mì đi ra, anh đều mang theo thức ăn cho chúng. Anh đi đâu, chúng quấn quít bên người đến đó… Những con thú thương anh như một người bạn, nhưng những người đồng bào của anh chỉ nhìn anh như trò đùa.

Mỗi khi cần có một trận cười, người ta gọi Gigot đến cho anh uống rượu để anh có thể nhảy múa trong cơn say và làm trò hề cho họ.

Một đêm nọ, sau khi say túy lúy và làm đủ trò hề cho thiên hạ cười, Gigot đi ngã ngiêng về nhà giữa cơn mưa. Anh bắt gặp một người đàn bà và một đứa con gái nhỏ đang nằm co ro trong góc hè phố, mình mẩy ướt như chuột lột.

Anh dìu hai mẹ con người đàn bà về nhà mình và dọn chỗ cho họ qua đêm. Trong những ngày kế tiếp, anh tìm đủ mọi cách để làm cho người đàn bà được hạnh phúc và cô bé được vui cười. Anh đưa cô bé đến nhà thờ và dùng thứ ngôn ngữ câm của mình để nói với nó về Chúa Giêsu…

Một hôm, người mẹ muốn đi nơi khác vì không chịu nổi cảnh thiếu thốn trong căn nhà của anh. Người câm không biết làm gì hơn là đành phải đến hiệu bánh mì quen để đánh cắp một số tiền. Với số tiền ấy, anh có thể sắm sửa tươm tất cho hai mẹ con người đàn bà…

Thế nhưng, một hôm, khi thức giấc, anh không còn thấy người đàn bà trong căn gác của mình nữa. Anh đưa cô bé vào sâu trong cầu thang và làm trò đùa cho nó cười. Vô tình, căn gác đổ nát sụp xuống trên anh và đứa bé. Anh vừa mang đứa bé đến nhà thờ để xin cha sở chạy chữa, thì người ta cũng phát giác ra sự mất tích của nó…

Người ta tri hô lên anh là thủ phạm bắt cóc đứa bé. Cuộc săn đuổi đã làm anh trượt té xuống một dòng sông… Một chiếc phà chạy qua. Chiếc mũ của anh trồi lên. Mọi người tưởng rằng anh đã chết chìm giữa dòng sông…

Sự cảm thông và thương tiếc bỗng bừng dậy, người ta lấy chiếc mũ của anh, đặt lên một chiếc quan tài và cử hành nghi lễ tống táng. Người người sụt sùi khóc. Bao nhiêu bài điếu văn được đọc lên để ôn lại tấm lòng cao thượng của người quá cố…

Nhưng từ một chòm cây trong nghĩa địa, Gigot lắng nghe tất cả, anh bật thành tiếng khóc, khóc vì sự cảm thông quá muộn màng của người đồng loại, mà có lẽ cũng khóc khi nghĩ đến thân phận của anh.

Hôm nay chúng ta bước vào tháng dành riêng để tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu…. Có riêng một tháng để nhắc nhớ cho con người về Tình Yêu của Thiên Chúa, bởi lẽ con người không hiểu mà cũng dễ quên tình yêu của Thiên Chúa…

Thiên Chúa cũng giống như một người tình câm. Ngài làm mọi sự và tìm đủ mọi cách để cho con người hiểu được Tình Yêu của Ngài. Không còn ngôn ngữ nào nữa, Thiên Chúa đành phải dùng chính cái chết, bởi lẽ không có tình yêu nào trọng đại cho bằng mối tình của người chết vì người mình yêu…

“Chúng sẽ nhìn xem Ðấng chúng sẽ đâm thâu qua”. Qua cái chết của Ðức Kitô trên thập giá, con người mới có thể thấy được tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Cái chết là ngôn ngữ cuối cùng của Tình Yêu. Mối tình câm lặng nhất đã được bày tỏ…

Trích từ : Lẽ Sống
http://vntaiwan.catholic.org.tw/lesong/01lesong6.htm

https://tonggiaophanhue.org/tong-hop/nghe-thuat-song/con-nguoi-kho-khao/

Nước sôi để nguội nên uống trong mấy ngày?

TTO – Theo các chuyên gia, nước nấu sôi để nguội nếu không bảo quản, che chắn kỹ sẽ bị nhiễm bụi, nhiễm vi sinh và có thể gây ngộ độc cho người uống.

Nước sôi để nguội nên uống trong mấy ngày? - Ảnh 1.

Hiện nay ngoài nước đóng chai, rất nhiều gia đình nấu nước sôi để nguội để dành uống. Nhưng “để dành” trong bao lâu, “để dành” như thế nào thì không phải ai cũng biết và làm đúng.

Theo bác sĩ Lê Thảo Nguyên – khoa dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện quận 11 (TP.HCM), nước đã nấu sôi có thể bảo quản trong 6 tháng ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên lưu ý nước phải được đun sôi đúng, bảo quản đúng.

Đun sôi nước đúng cách là đun cho đến khi nước sôi mạnh và tiếp tục nấu trong 1 phút.

Bảo quản đúng là đựng nước trong các hộp/chai đã được khử trùng, tránh mở nhiều lần và đặt ở những vị trí có nhiệt độ phòng không quá 21 độ C.

Tuy nhiên, với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, nhiệt độ thường xuyên trên 21 độ, cộng thêm việc bảo quản không đúng cách, nước dễ bị nhiễm bẩn, do đó chúng ta chỉ nên dùng trong vòng 24 giờ và để ngăn mát tủ lạnh, tránh ánh nắng trực tiếp. Trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh, phải để nước sôi nguội dần ở nhiệt độ phòng.

Chúng ta cũng có thể cho nước vào bình to đã khử trùng, đậy nắp kín, rót ra bình nhỏ sử dụng để tránh mở nắp nhiều lần.

Việc để nước quá lâu mới uống có thể gây nguy hại cho sức khỏe vì một số chất để lâu sẽ lắng thành muối, cộng thêm quá trình bốc hơi làm nước và muối cô đặc lại hơn.

TS.BS Trần Quốc Cường – giảng viên bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – lưu ý thêm nước sôi để nguội nếu không che chắn kỹ thì có thể bị nhiễm bụi.

“Nước là một chất không hỗ trợ vi trùng sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên nếu nước chứa trong các vật dụng không được vệ sinh thường xuyên hoặc không được che đậy cẩn thận thì có thể nhiễm vi sinh gây ngộ độc.

Do đó nước sôi để nguội nên được bảo quản trong các vật chứa sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên và có nắp đậy. Khi uống thì rót ra ly, tránh uống trực tiếp từ bình chứa, vật chứa”, bác sĩ Cường nói.

Nước sôi để nguội nên uống trong mấy ngày?

 

GÓC GIẢI TRÍ!
GỌI VỢ LÀ GÌ!?
Người con hỏi bố:
– Bố ơi, ngày xưa người ta gọi vợ là gì hả bố?
– Ngày xưa thời các cụ gọi vợ là NƯƠNG TỬ.
– Thế còn thời ông bà nhà mình?
– Thời ông bà thì gọi vợ là THÊ TỬ.
– Vậy còn thời nay?
– Thời nay của bố người ta gọi vợ là… SƯ TỬ.
– Ối, thế không biết tương lai người ta gọi vợ là gì bố nhỉ?
– Tương lai thời các con người ta sẽ gọi vợ là… BOM NGUYÊN TỬ con à!
Bà vợ trong phòng nghe được chuyện, chạy ào ra nổi cơn tam bành thét:
– Giờ thì cho bố con mày… NHỪ TỬ!
Trong cơn nguy khốn, cả hai bố con cuống cuồng thốt lên lời kinh tha thiết:
– Lạy Chúa, xin cứu chúng con trong giờ LÂM TỬ. Amen.