Lẽ sống: NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG NÊN LÀM KHI VÀO THÁNH LỄ

NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG NÊN LÀM KHI VÀO THÁNH LỄ

Những chi tiết nhỏ làm cho nhà thờ trở nên khác biệt và hiệp nhất, những điều mà bạn không nên làm ở đó nhưng có thể làm ở bất cứ đâu nếu bạn muốn.
– Đừng đi trễ. Hãy nhớ Thiên Chúa luôn chờ đợi bạn để đong đầy tình yêu của Người trong bạn, để nói với bạn, và để tha thứ cho bạn.
– Đừng ăn mặc không phù hợp. Hãy ý thức cách ăn mặc của bạn khi đến tham dự thánh lễ, vì danh dự của chính mình, và vì tôn trọng cả người khác.
– Đừng vào nhà thờ mà không chào Chúa. Khi đến nhà thờ, hãy làm dấu Thánh Giá. Thiên Chúa đang thực sự ở đó, Người vui mừng khi gặp bạn. Hãy cảm ơn Người đã mời bạn đến.
– Đừng cảm thấy uể oải khi phải cúi mình hay bái quỳ. Khi đi ngang trước bàn thờ, hãy cúi chào, vì bàn thờ là hình ảnh của Đức Kitô. Khi đi ngang nhà tạm, hãy bái quỳ, vì Đức Kitô đang ở trong đó.
– Đừng nhai kẹo cao su (chewing gum), đừng ăn hay uống bất cứ gì khi đang trong Thánh lễ. Chỉ nước lã là chấp nhận được nếu sức khoẻ đòi hỏi.
– Đừng vươn vai hay ngồi nhoài trên ghế tựa. Tư thế của bạn thể hiện rõ thái độ của bạn trước Chúa.
– Không cần bổ sung bất cứ “câu phụ thêm” nào vào các bài đọc và thánh vịnh. Nghĩa là, đừng đọc các dòng chữ đỏ, đừng đọc “Bài đọc 1” hay “Thánh vịnh đáp ca.”
– Đừng làm dấu Thánh giá “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” trước khi nghe Tin Mừng. Chỉ làm ba dấu Thánh giá nhỏ trên trán, trên miệng và trên ngực, để cầu xin Lời Chúa ở lại trong tư tưởng, trong lời nói và trong con tim mình.
– Tuyệt đối đừng bao giờ ngồi khi đang linh mục truyền phép. Nếu bạn không quỳ nổi, hãy đứng lên. Cử chỉ và thái độ của bạn khi truyền phép phải thể hiện sự cung kính và tôn thờ của bạn trước Chúa Giêsu đang hiện diện rất thật trong Thánh Thể trên bàn thờ.
– Hãy cầu nguyện thầm trước Chúa Thánh Thể khi linh mục truyền phép. Nhiều người đọc thành tiếng lời nguyện “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” của Thánh Tôma Tông Đồ. Nhưng ta nên ý tứ đọc thật nhỏ để khỏi làm phiền người khác.
– Đừng đọc thành tiếng “Chính nhờ Người, với Người và trong Người” (Kinh nguyện Thánh Thể). Đó là lời kinh chỉ một mình linh mục dâng lễ đọc mà thôi.
– Đừng rời khỏi chỗ và đi xung quanh để chúc bình an. Hãy chỉ chúc bình an những ai đứng trong cùng bàn với bạn và những người ở trước mặt hay sau lưng thôi.
– Nếu bạn thật sự chưa nhịn ăn đủ 1 giờ hoặc không sống trong tình trạng ân sủng, đừng rước lễ.
– Sau khi rước lễ, đừng nói chuyện với ai hết. Hãy về chỗ hay đi ra riêng và nói chuyện với một mình Chúa mà thôi. Nếu bạn không lên rước lễ, hãy rước lễ cách thiêng liêng và hãy thưa chuyện với Chúa y như đã rước lễ vậy.
– Hãy tắt điện thoại. Đừng nhắn tin hay nói chuyện với ai trên điện thoại trong suốt Thánh lễ, điều đó làm phiền chính bạn lẫn người xung quanh. Hãy chú tâm vào một mình Chúa, Đấng vẫn đang rất chú tâm vào bạn.
– Hãy giữ con cái bên cạnh bạn, đừng để chạy lung tung. Hãy dạy chúng tận hưởng thời gian ở trong nhà Cha.
– Đừng rời nhà thờ trước khi hết lễ. Đừng bỏ rơi phép lành cuối lễ, linh mục ban cho bạn nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, để bạn đi làm chứng nhân cho Ba Ngôi Thiên Chúa trong thế giới. Hãy ra khỏi nhà thờ với ý tưởng mới, được Chúa gợi hứng, để xây dựng triều đại tình thương của Người.
Theo Aleteia
Gioakim Nguyễn lược dịch

NGÀY LỄ CHÚA NHẬT TRONG MẮT NGƯỜI NGOẠI ĐẠO.

Mình là người không có Đạo khoảng 30 năm đầu đời. Ngày đó trong xóm mình, nhà ai có Đạo thì lạ lắm, một cái gì đó khá là kỳ bí, kiểu như nhà này ở hành tinh khác tới ấy. Ngày đó mình cũng là một người cực kỳ hiếu kỳ về Đạo, nhưng cảm giác lúc đó hiếu kỳ theo kiểu sao mà nó “thần linh, bí hiểm” thế. Chứ lúc đó vẫn sợ cái “Đạo” này lắm !.
Lúc nhỏ, Mình cũng quan sát gia đình kia. Thấy ngày Chủ Nhật nào cả nhà cũng đèo nhau đi chật kín 1 xe máy. Mình không hiểu tại sao họ phải đi Lễ như vậy. Nhưng mình thấy được một số lợi ích lúc đó mà mình khá là thèm .
👉 Họ ăn mặc rất đẹp, điều mà ngày Tết mình mới được dịp mặc. Mẹ thì hay mặc áo dài, bố thì sơ mi, mấy đứa nhỏ thì mặc quần đùi lửng đeo khăn quàng xanh xanh đỏ đỏ. Họ không ngại diện đồ thật đẹp lên vào Chủ Nhật hàng tuần. Đối với họ Chủ Nhật rất quan trọng thì phải, cứ như là Tết hoặc đám cưới ai đó ấy.
👉 Sau Lễ xong họ thường đi đâu đó chơi, ăn uống vui vẻ hoặc nghỉ ngơi. Cả nhà cứ ríu rít y chang Tết vậy. Tầm chiều chiều về mấy đứa nhỏ đó đứa nào nhìn cũng vui vẻ, sáng lạng.
👉 Nhà họ cũng hay đọc kinh nữa. Rì rầm suốt nhiều ngày trong tuần. Và hay có con cháu, bạn bè tụ lại đọc kinh rất vui vẻ, điều mà mình chỉ thấy dịp lễ Tết giỗ chạp nhà mình. Nói chung họ không ngại tụ tập và rất đoàn kết theo diện rộng thường xuyên.
👉 Khi gia đình họ có người mất thì được rất nhiều người cùng nhóm tới đọc kinh cầu nguyện đêm ngày…không phải chỉ người thân của gia đình, mà ai cũng biết đọc kinh và đọc rất to
Bấy nhiêu điều nhỏ đó thôi, vậy mà cũng đặt để trong lòng mình một khao khát mãi sau này mới gọi tên được, đó là “Mình thực sự muốn có một gia đình hạnh phúc – mong gia đình mai sau của mình cũng được vậy. Tuần nào cũng có dịp chồng đèo vợ đi, diện đồ thật đẹp, cả gia đình có thời gian bên nhau, đi ăn uống thật ngon, hoặc đi chơi đâu đó thăm bạn bè họ hàng”. Bấy nhiêu điều mình quan sát được bằng mắt thường đã gieo trong mình một khao khát về Chúa từ lúc bé. Bây giờ nhớ lại, mình mới gọi tên được.
Thiết nghĩ Chúa yêu Thương con người biết bao, đặc biệt là gia đình. Vì Ngài cho mình một ngày để nghỉ ngơi, để hướng về Chúa, để Thanh tẩy mọi tội lỗi và được ở bên nhau, được hâm nóng tình yêu, được nghe Chúa giảng dạy những bài học vô cùng quý giá qua các Linh Mục nữa. Điều mà mình đã phải bỏ tiền tỷ để đi học ngoài kia.
Đối với mình, Gia đình Người Công Giáo nào đi Lễ Chúa Nhật hàng tuần được cùng nhau, chắc chắn tình yêu sẽ được hâm nóng thường xuyên đều đặn hàng tuần. Điều mà cuộc sống xô bồ, bon chen hiện nay đang dần bóp nghẹt đi những “khoảnh khắc thân mật của gia đình”.
Không cần phải đọc nhiều mẹo vặt hâm nóng tình cảm gia đình làm gì hết. Hãy đi Lễ Chúa Nhật hàng tuần cùng nhau nhé

Trang Thơ: Hướng về những người đã khuất

Cô gái nghèo thương các linh hồn

Các linh hồn nơi Luyện Ngục sẽ không quên sự giúp đỡ của chúng ta

Chiều dần buông nơi miền quê nghèo xa xôi hẻo lánh. Những chiếc lá cuối cùng trên cành cây đang lơ lửng trước ngọn gió, chờ ngày lìa cành về cội. Từng tia nắng ấm cuối ngày cũng ngậm ngùi  ẩn mình dưới chân núi. Khí trời trở nên se lạnh, đan xen những cơn mưa phùn bất chợt, làm cho mỗi người không ngừng khắc khoải về cõi nhân sinh. Giữa khung cảnh đó, từng đoàn người lặng lẽ tiến bước về nghĩa trang để viếng mộ những người thân đã ra đi. Những câu kinh, tiếng hát được cất lên phá vỡ  bầu khí tĩnh lặng vốn có; những hương thơm của nén nhang hoà vào mùi thơm vài bông hoa xua đi tiết trời se lạnh; và những ánh sáng của bao cây nến thắp lên niềm hy vọng cho những người con sống hay đã qua đời….

Tôi theo dòng người vội vã, lê thê từng bước tiến ra nghĩa trang. Tôi lướt qua từng ngôi mộ nhỏ, thấy những di ảnh đang dần phai mờ theo dòng thời gian. Trên những di ảnh đó, tôi thấy có những cái tên xa lạ đến thân quen, những người trẻ đến người già, người nam đến nữa nữ, và cả những người giàu cũng như người nghèo. Tất cả ai cũng nằm xuống nơi mảnh đất đáng sợ và bình yên này. Phải chăng, cái chết luôn bình đẳng với tất cả mọi người, không phân biệt ai. Như một vĩ nhân đã từng nói: Con người sinh ra là hành trình đi về cái chết.

Ngẫm! Mới đây thôi, bao nhiêu người thân thương của tôi còn ngồi ăn, ngồi uống, ngồi nói chuyện vui vẻ nay lại khuất bóng đi xa; mới hôm qua, người anh người chị của tôi còn chia sẻ với tôi những lý tưởng sống, những hoài bão tương lai mà bây giờ đôi mắt đã nhắm lại, giọng nói đã lịm tắt và trái tim đã ngừng đập; và cũng chỉ hôm nay thôi, người bạn thân thiết của tôi, người mà tôi luôn chia sẻ mọi chuyện vui buồn với nhau, nay lại bỏ tôi một mình….Tất cả còn lại cái tên và di ảnh nhỏ được khắc ghi trên bia đá, đặt lên trên nấm mộ nhỏ giữa mảnh đất dành cho bao người chết.

Ôi! sự sống của con người thật mong manh. Mong manh đến nỗi chỉ cơn gió thoảng qua cũng đã lấy đi sự sống của biết bao người. Lời Thánh vịnh (103, 13-14) cũng đã diễn tả sự sống con người rằng: “Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi, tươi thắm như cỏ nội hoa đồng, một cơn gió thoảng là xong, chốn xưa mình ở cũng không biết mình”. Biết là mong manh, biết là lo sợ, biết là phù vân và biết mình sẽ chết, ấy vậy, mà tâm lý chung con người ít ai quan tâm hay lưu tâm trước sự trước, trừ khi đối diện ở ngưỡng cửa “thập tử nhất sinh”.

Thật vậy, mọi sự nơi trần gian chỉ là phù vân. Thử hỏi, khi chết con người có mang theo được tiền bạc, nhà cửa, đất đai, xe cộ…, đi theo mình không? Dù giàu hay nghèo, gia sản chung của mỗi người sau khi chết chỉ là ba tấc đất, chiếc áo quan và bia mộ nhỏ thôi. Như lời thánh vịnh đã diễn tả: “Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ, nhưng ba tấc đất mới thật là nhà, nơi họ ở muôn đời muôn kiếp” (Tv 49, 12). Vì thế, nơi cuộc sống nơi trần gian, thay vì trang điểm cuộc sống của mình bằng những “danh-lợi-vọng”, thì mỗi người hãy điểm trang nơi tâm hồn của mình ngang qua cung cách sống ” sống với – sống vì- sống cho”.

Người Estonia có câu ngạn ngữ rất hay rằng:”Cái chết ở trước mặt người già và sau lưng người trẻ”. Điều đó như đã nói trên, cái chết không loại trừ một ai. Bởi có sinh ắt có tử, một quy luật tất yếu của cuộc đời. Đứng trước ngưỡng cửa của cái chết, không ai có thể nối dài sự sống của mình thêm một giây. Cũng vậy, không một ai chết rồi có thể sống lại trên mặt đất này nữa, ngoại trừ “Đấng” biểu lộ quyền năng của Ngài. Đồng quan điểm đó, triết gia Heraclitus cũng đã nói: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Điều đó như muốn nói, mọi khoảnh khắc đều qua đi và không thể trở lại được.

Vậy, nơi cuộc sống tại thế của tôi, tôi phải làm gì để khi Thiên Chúa gọi tôi, tôi luôn tỉnh thức và sẵn sàng để đáp lại tiếng gọi?

Sống trọn vẹn giây phút hiện tại. Chuyện kể về thánh Đaminh Savio rằng: Trong lúc 3 đứa trẻ đang chơi ngoài sân. Cha thánh Donbosco tiến lại và hỏi ba đứa trẻ: Nếu ngày hôm nay Chúa gọi các con về, các con sẽ làm gì? Đứa trẻ thứ nhất bảo, con sẽ về nói với bố mẹ và người thân của con là con yêu họ rất nhiều; đứa trẻ thứ 2 thì nói, con sẽ đi tạm biệt tất cả những người con yêu quý; còn thánh Đaminh Savio thì nói, con sẽ tiếp tục chơi. Một câu trả lời rất đáng để mỗi người suy ngẫm? Bởi chính thánh nhân đã sống trọn giây phút thực tại ngang qua việc chu toàn bổn phận của mình. Vì thế, nơi tâm hồn thánh nhân luôn sẵn sàng và tỉnh thức để đáp lại lời gọi của Thiên Chúa.

Sống với, sống vì và sống cho. Một triết gia đã từng nói: “Con người là hữu thể có tương quan, nhờ tương quan mà con người có thể duy trì được sự sống”. Con người sống trên mặt đất này đều có sự liên kết cách mật thiết với nhau. Không ai lớn lên và phát triển nếu chỉ com cụm trong nội vi của bản thân, nhưng đó là sự tương trợ và bổ túc cho nhau để giúp nhau lớn lên. Vì thế, ngang qua bậc sống của mình, mỗi người phải không ngừng biểu lộ lòng thương cảm đối với tha nhân ngang qua chứng ta yêu thương. Nhờ yêu thương, mỗi người biết sống quảng đại, bao dung, tha thứ và biết mang gánh nặng cho nhau.

Bên cạnh đó, tình liên đới phải được xây dựng trên nền tảng là tình yêu. Tình yêu là chất xúc tác giúp con người nối kết và xây dựng bầu khí hoà hợp thương yêu nhau. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã nhấn mạnh về sự tồn tại của tình yêu như sau: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi.”  Với những ca từ đó, cố nhạc sĩ muốn gợi lên trong tiềm thức của con người về tầm quan trọng của tình yêu trong đời sống trần gian. Tình yêu làm cho con người sống tốt đẹp giây phút thực tại, mở ra cho con người cánh cửa tương lai và gợi lên niềm hy vọng vào một cuộc sống vĩnh cửu mai sau.

Nay anh mai tôi! Xin hãy nhớ và cầu nguyện cho tôi. Và nếu tôi được về với Đấng tôi hằng khao khát, tôi sẽ nhớ và cầu nguyện cho anh! Xin đừng lãng quên tôi, hỡi những người đang còn sống.

Gioan

Nay anh mai tôi

(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)

Heo may mùa báo hiếu

Thức tỉnh hồn mộng mơ

Trang Thơ: Tháng Cầu Hồn

Chùm thơ cầu cho các linh hồn – Nhiều tác giả

CUỘC ĐUA VÀO NƯỚC TRỜI

https://www.facebook.com/Fp.On.Goi.Thanh.Hien/posts/pfbid02EwqxprrFL4rRrXepF62wVjALd7N7ULuW5stostNuPLLQ7335975FKKGruVWjFMrul