Hôn Nhân và Gia Đình: Giá trị Bằng Giáo lý Hôn nhân

Giải đáp thắc mắc
dHỏi:Thưa cha:

Con chuẩn bị kết hôn, con có đến xin cha xứ của con giới thiệu đi học Giáo lý Hôn nhân. Cha xứ con cho biết ở xứ này hiện nay không có lớp Giáo lý Hôn nhân, con xem chỗ nào có lớp thì đi học. Con liền xin đến chỗ các dì để học. Khi học xong, đem kết quả về cho cha xứ thì cha xứ con nói: Tưởng đi học ở đâu chứ học ở đấy thì cha không chấp nhận, bắt con học lại.

Một giáo dân ở giáo hạt Quỹ Nhất.

Giải đáp:

Học Giáo lý Hôn nhân trước khi kết hôn là một điều kiện bắt buộc (Gl đ. 1063), trách nhiệm giáo dục đầu tiên thuộc cha xứ. Giáo xứ nào không có điều kiện mở lớp, cha xứ phải có trách nhiệm tìm kiếm nơi dạy để gửi các bạn trẻ đi học. Tuy nhiên, có nhiều nơi mở lớp đào tạo một cách chóng qua, không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, việc xác nhận trình độ Giáo lý (Bằng Giáo lý Hôn nhân) phải do một linh mục (thông thường là cha xứ nơi mở lớp) ký nhận. Các dì, các thầy hay ông bà quản… dạy giáo lý phải được cha xứ ủy quyền dạy.

Theo bản “Một số quy định về thủ tục hôn phối trong giáo tỉnh Hà Nội” ban hành sau dịp thường huấn các linh mục trong giáo tỉnh Hà Nội, năm 2022 tại Sầm Sơn thì: Nếu muốn học giáo lý hôn phối ở xứ khác, đương sự (người Công giáo) phải có giấy giới thiệu của cha xứ nơi đương sự có cư sở. Giấy giới thiệu được gửi cho cha xứ nơi tổ chức khóa giáo lý hôn phối (điều 1, khoản 3). Chỉ có cha xứ nơi tổ chức khoá giáo lý hôn phối, mới có thẩm quyền cấp chứng chỉ giáo lý hôn phối. Điều kiện để được cấp chứng chỉ là tham gia đầy đủ khoá học và đạt đủ điểm kiểm tra (khoản 4). Chứng chỉ này được công nhận trong toàn giáo tỉnh Hà Nội và có giá trị vô thời hạn (khoản 5).

Trong trường hợp của bạn, trước khi đi học, cha xứ không cấp giấy giới thiệu, bạn tự đi tìm nơi học, khi tìm được rồi thì phải thông báo với cha xứ là mình đang học ở đó. Nếu cha xứ thấy nơi ấy dạy tốt, ngài sẽ đồng ý; nếu ngài cảm thấy không tốt, ngài có thể từ chối và yêu cầu đi học nơi khác. Đồng thời, nơi dạy Giáo lý cũng phải yêu cầu bạn xin Giấy giới thiệu của cha xứ nơi bạn cư trú, để ngài biết và cung cấp thông tin về bạn. Nếu lỡ học xong mới thông báo, bạn nên nói với dì đã dạy giáo lý cho bạn liên lạc với cha xứ để ngài chấp nhận.

Lm. Vinc. Nguyễn Bản Mạnh
Email: vincmanhvsl@gmail.com

Tác giả: Lm. Vinc. Nguyễn Bản Mạnh

https://gpbuichu.org/news/Muc-vu-hon-nhan-Gia-Dinh/gia-tri-bang-giao-ly-hon-nhan-14887.html

HIẾU THẢO
Không có mô tả ảnh.
Có một ông gần 70 tuổi, góa vợ. Ông có 5 người con hiếu thảo và sống rất hòa thuận với nhau. Đứa nào cũng có gia đình riêng khá giả và thành đạt. Ông rất hài lòng, tin tưởng, tự hào về con cái mình.
Xét thấy tuổi cao sức yếu, ông muốn chia toàn bộ gia sản cho con cái để chúng có thêm điều kiện phát triển cơ nghiệp. Ông nghĩ con mình ngoan, hiếu thảo thì mình sống với bất cứ đứa nào cũng tốt.
Căn nhà đang ở, giao cho vợ chồng đứa út và ông sống cùng nó.
Phần tài sản lớn được chia gần như đều nhau cho các con.
Được vài tháng, không khí trong nhà trở nên ngột ngạt. Vợ chồng nó hay xì xào điều gì mà ánh mắt không mấy thiện cảm. Vợ nó hay đụng thúng đá nia, chửi chó mắng mèo những chuyện đâu đâu làm ông nghe , cảm thấy chạnh lòng. Vợ chồng nó thường xuyên cãi nhau, ai cũng trở nên nóng nảy. Con vợ la to: của cải chia đều mà mình phải nuôi ổng thật là không công bằng. Ông buồn, bỏ sang ở với vợ chồng thằng thứ 2, con thứ 3, thằng thứ 4, con thứ 5, mỗi nhà cũng chỉ được vài tuần là có chuyện. Chúng hành xử như thể ông là người ở đậu, là của nợ. Chúng họp nhau căng thẳng phân chia nhiệm vụ nuôi báo cô ông. Chúng bốc thăm theo tháng, đứa trúng tháng 2 (28 ngày) cười vui vẻ, đứa trúng tháng 31 ngày, méo mặt. Cứ đến chiều cuối tháng, chúng đẩy ông ra cổng. Ông ôm bọc quần áo, ngồi chờ mấy tiếng đồng hồ, đứa kế mới đến đón. Quá buồn và thất vọng, ông hay ngồi trước mộ bà, nước mắt chảy dài, chỉ biết tâm sự cùng với bà cho khuây khỏa, trông mong một ngày sẽ đi cùng bà, được sống mãi những tháng ngày hạnh phúc và kiếp sau không mong có những đứa con này.
Thấy tình cảnh bi đát của ông, bạn ông (cũng khá giàu có) tổ chức bữa tiệc, mời tất cả 5 người con của ông đến dự. Trong men say là đà, ông rỉ tai từng đứa, dẫn đến căn phòng kín, chỉ vào chiếc rương to với nhiều ổ khóa và nói: đây là một nữa gia sản của ba tụi con gửi và ủy quyền cho chú, sau này sẽ chia cho tụi con. Di chúc đã lập chỉ chờ điền % cho từng đứa vào là xong.
Lạ thay, ngày hôm đó chúng tranh nhau chăm sóc ông, đứa nào cũng muốn ông ở với nó. Tình thương đối với cha lai láng còn hơn lúc trước khi chia tài sản. Ông hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cảm động rơi nước mắt và nghĩ: đây mới chính là những đứa con thân yêu, những dâu hiền, rể thảo của mình. Ông được sống những ngày tháng sướng nhất cuộc đời mình. Thời gian màu hồng cứ thế trôi đi thêm hơn mười năm nữa thì ông ngã bệnh, tiên lượng không qua khỏi trong vài ngày tới.
Chúng khóc lóc, nắm tay cha không nỡ buông ra, giây phút âm dương chia biệt ngậm ngùi.
Chiếc rương được bạn ông tức tốc chở đến đám tang và được đặt trịnh trọng cạnh quan tài, dưới hàng chục ánh mắt đau đáu nhìn vào.
Tang lễ được cử hành trang trọng, đầy tốn kém, phần mộ uy nghi bên cạnh mộ bà và ước nguyện theo bà của ông cũng đã thành.
Sau phần tang lễ là chiếc rương được chúng nhanh chóng bật nắp mà trong lòng ai cũng hy vọng mình được phần lớn trong di chúc do công chăm sóc, tình thương và hiếu thảo của mình với cha. Nắp rương được mở…một rương đầy cát, một tờ di chúc với nét chữ thân thuộc xiêu vẹo và chữ ký của cha:
CHỈ CÓ NHỮNG KẺ NGỐC MỚI CHIA HẾT GIA TÀI CHO CON MÌNH KHI CÒN SỐNG.
Fb Nguyễn Sơn Hà
Hình minh họa

VỢ CHỒNG – NHỮNG BÍ ẨN RẮC RỐI ĐẦY THÚ VỊ

Không có mô tả ảnh.

Để duy trì nòi giống nên nam và nữ những con người của hai giới tính vẫn cứ phải đến với nhau, ở với nhau một quãng thời gian dài đến trọn đời, chúng ta gọi đó là vợ chồng!
Trước khi tìm hiểu những bí ẩn rắc rối của quan hệ vợ chồng ta hãy cùng xem hai từ VỢ – CHỒNG
VỢ, Một từ trắc nghe như lặng lẽ cam chịu thể hiện một tĩnh từ. Nhưng trong quan hệ giao tiếp chữ vợ luôn đứng trước chữ chồng. Ví dụ: “Vợ chồng tôi xin cảm ơn…”
CHỒNG- Một từ mang thanh bằng, nghe như sắp xếp dễ lăn mà chung chiêng thế nào? Phải chăng đây là động từ?
Mối quan hệ vợ chồng và một tưởng tưởng lãng mạn khảng định điều này. Cái động và cái tĩnh gặp nhau tạo lên những bí ẩn thiêng mà đầy rắc rối. Thật là tĩnh mà động, động mà tĩnh.
Trong cuộc sống vợ chồng, vốn trước đó chưa ai có thể hình dung được một cách cụ thể, nhưng khi nó tới người ta vào cuộc rất nhanh chóng. Hai con người không có quan hệ huyết thống, vốn không quen biết nhau, sinh ra và lớn lên ở hai gia đình khác nhau về mọi phương diện: Ăn, ngủ , sở thích giáo dục…Vậy mà chỉ qua một giai đoạn ngắn, gọi là giai đoạn (tìm hiểu) yêu đương rồi đến ở với nhau chăm sóc cho nhau và sống với nhau lâu hơn những người ruột thịt của mình!
Hai con người không họ hàng ấy, không quen biết ấy bát đầu chăm sóc cho nhau, lo lắng cho nhau. Họ nói với nhau bằng mắt nhiều hơn. Họ hiểu nhau ý nhị. trước mặt những người ngoài họ nói với nhau bằng ký hiệu, bằng ngôn ngữ riêng. (ngôn ngữ tình yêu) hay bằng mật mã. Họ thuộc những dáng điệu, đi đứng ăn nói. Họ chấp nhận và chiều theo mọi cá tính cả tốt lẫn xấu của nhau. Những kế hoạch làm ăn của vợ chồng được lặng lẽ thực hiện mà không cần văn bản
Họ bảo vệ nhau, hy sinh cho nhau thậm chí đến mù quáng. Họ làm đúng câu: “xấu chàng hổ ai .
Có những cặp vợ chồng đánh nhau, chửi nhau đến thậm tệ. Nhưng chỉ qua một thời gian rất ngắn họ lại anh, anh em, em không chút ngượng nghịu. Họ nhanh chóng tha thứ cho nhau .
Họ cười và nói chuyện với nhau nhiều hơn tất cả những người thân của chính họ và cũng bức bội giận dỗi nhau nhiều hơn vói những người thân khác.
Có thể nói ; Cuộc sống vợ chồng là thiêng liêng bí ẩn rắc rối và đầy thú vị. Có một ví dụ :Người vợ không may lên một cái nhọt nhỏ ở chỗ kín. (Khi chưa cần sự can thiệp của bác sỹ ) thì chắc chăn chỉ có người chồng chăm lo thuốc thang chứ không thể ai khác. Ngược lại ,người chồng cũng vậy. Con cái anh em khó thay thế được công việc ấy.
Thật đáng tiếc biết bao, có những cặp vợ chồng (đầu gối má kề) đã 15 năm hay 20 năm mà vẫn còn dẫn nhau ra tòa để ly dị
.Có phải đó là những con người hiếu thắng?. Chồng muốn thắng vợ điều gì để thể hịên đức lang quân hay vợ muốn thắng chồng..?
và đôi khi họ lấy con ra làm trọng tài. Họ không còn nghĩ rằng ,người họ muốn thắng ấy lại là người đã từng chăm lo săn sóc minh và chia sẻ với mình những vui buồn…
Nói và viết về cuộc sống vợ chồng thật khó mà kể hết ra được. Đó là những bí ẩn đã tạo thành sức mạnh mà họ có thể tát cạn Biển Đông.
Chúng ta hãy xem người ngoài nói về họ: “Vợ chồng nhà ấy, hay nhà ấy có chuyện…” rõ ràng câu nói ấy coi vợ chồng họ chỉ là một và chình họ nói về họ: ” anh ấy, nhà tôi,…” Họ nói về chồng mình, vợ mình như nói về chính mình.
Một cái tôi trọn vẹn!
Với quãng thời gian họ sống bên nhau từ 5 năm đến 60-70 năm, những cách gọi nhau âu yếm luôn giữ được âm sắc dịu dàng, mặc dù có thể thay đổi về từ ngữ.
Ví dụ: anh, em, cậu, tớ, mình, đằng ấy và cuối cùng là ông bà. Hai từ ông bà được dùng đến trọn đời
Tất cả những cụm từ ấy, mỗi cặp vợ chồng đều tự chọn mà không ai bắt buộc và quy ước bao giờ. Họ luôn trung thành với từ đầu tiên khi đến với nhau. Nếu người chồng đang gọi vợ bằng em mà chuyển sang gọi bằng cô tức là đã có vấn đề.
Sự thành đạt trên con đường công danh của vợ hay chồng đều phụ thuộc vào công sức của cả hai vợ chồng.
Thật đau đớn khi hai từ VỢ – CHỒNG đứng độc lập thì những bí ẩn rắc rối và đầy thú vị ấy đều tan biến và không còn có nghĩa nữa. Nếu một trong hai người phải ra đi trước thì tiếng khóc của người còn lại đau đớn và ai oán biết bao. Cái vòng tang trắng trên đầu người vợ hay chồng cũng mang một nét đặc biết khác.
Ôi cuộc sống vợ chồng, rắc rối thiêng liêng bí ẩn mà thú vị*!
Tác giả: Nguyễn Khắc Hiền.

Giải đáp thắc mắc về hôn nhân: Tháo gỡ Hôn nhân khác đạo

Hỏi: Thưa cha:
Con kết hôn với chồng khác đạo được hai năm, anh ấy không theo đạo. Chúng con đã xin phép chuẩn của Đức cha để kết hôn với người khác đạo, nghĩa là đạo ai người ấy giữ. Chúng con sinh được một con hơn một tuổi. Chồng con không cho con con được Rửa tội, anh ấy còn nghiện ngập, không chịu lao động, chửi bới con và cả bố mẹ con nữa.
Con muốn ly dị chồng con hiện tại để kết hôn với người khác, để giữ đạo. Có được không cha? Một giáo dân hỏi qua điện thoại.
Giải đáp:
Một người Công giáo đã kết hôn với người khác đạo, đã được chuẩn ngăn trở khác đạo và đã cử hành nghi thức hôn phối thì đã có khế ước hôn nhân tạo thành một dây hôn phối vĩnh viễn (Gl đ.1125). Khế ước này tạo thành ngăn trở tiêu hôn cho cuộc hôn nhân sau. Do đó, con không thể bỏ người chồng này để lập một giao ước hôn nhân mới.
Tuy nhiên, dây hôn phối này có thể được Đức Giáo Hoàng tháo gỡ qua việc ngài ban Đặc ân Đức Tin (in Favorem Fidei). Ở Việt Nam được biết là chưa có giáo phận nào đã bắt đầu xúc tiến việc xin đặc ân này. Lý do là vì thủ tục khá phức tạp, phải qua giai đoạn điều tra tương tự như vụ án hôn phối để xem có thỏa mãn những yêu cầu Tòa Thánh đòi hỏi không. Văn bản gửi qua Tòa Thánh phải viết bằng tiếng Anh, Pháp hay Ý…
Hiện nay việc điều tra này chưa có đủ nhân sự và khả năng để đáp ứng. Vì vậy, việc xin Đức Giáo Hoàng ban đặc Ân Đức Tin để giải gỡ hôn phối này ở Việt Nam chưa được thực hiện.
Lm. Vinc. Nguyễn Bản Mạnh