Sưu Tầm: Con trai Đan Trường diện kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô

AĐAM VÀ EVÀ CÓ THẬT HAY KHÔNG?

Nữ tu Agnès Cảnh Tuyết, O.P

WGPHP (13.09.2023) – Khi đọc trình thuật về tạo dựng Ađam và Evà, có thể người ta sẽ thắc mắc: Ađam có thật hay không, Evà có thật hay không? Đừng ngây thơ nghĩ rằng Thiên Chúa ngồi đó, nhào đất rồi nặn ra Ađam; sau đó rút xương sườn của ông và làm ra bà Evà. Cũng đừng vội kết luận Sáng Thế chương 2 là phản khoa học, là đi ngược với thuyết tiến hóa của Darwin. Làm như thế là chúng ta đã lầm về thể văn của trình thuật tạo dựng.

Khái niệm “sự thật” – thể loại văn chương

Liên quan đến vấn nạn “Những điều được viết trong Kinh Thánh có thật hay không?” tài liệu Ủy ban Kinh Thánh Giáo Hoàng đã bàn đến khái niệm về “sự thật” trong các thể loại văn chương[1]. Chúng   ta biết sự thật chứa đựng trong một cuốn tiểu thuyết thì khác xa với sự thật được trình bày trong cuốn sách giáo khoa về vật lý. Thi ca trữ tình không mô tả sự việc như một bài ký sự hay khoa học.

Hãy lấy câu chuyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” của Jean de La Fontaine, được chuyển thành thơ (bản dịch của Nguyễn Đình):

“Cáo kia dù trắng hay đen.
Vẫn phường khoác lác vẫn tên bịp đời.
Đói meo tưởng chết tới nơi.
Giàn cao trông thấy nho tươi ngon lành.
Nho chín mọng phơi mình đỏ chót.
Gã phong lưu nước bọt chảy dài.
Không với tới, gã chê bai:
– Nho xanh chỉ xứng miệng loài phàm  phu!
Than phiền phỏng ích hơn ru?”.

Đúng là chẳng có con cáo nào trong thực tế biết suy nghĩ như vậy cả, nhưng ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” đã truyền tải một thông điệp rất thật: một số người khi không thể có được thứ mình mong muốn liền nói thứ đó không ra gì. Thực chất là vì mình không đủ khả năng để có nó, đành viện cớ để che đậy sự thất vọng của mình, đó là lừa dối chính  mình.

Chúng ta có thể dùng kiểu nói của Cha Charpentier với khái niệm “chính xác” (exact) và “thực” (vrai)[2] để diễn  tả vấn đề. “Chính  xác”  thì không có con cáo nào biết suy nghĩ như con cáo của Lafontaine; nhưng “thực”, bởi vì câu chuyện ngụ ngôn phản ánh đúng tâm trạng của thói đời, khi không ăn được thì đạp đổ.

Chúng ta quen với câu thơ của Hàn Mạc Tử (trong bài thơ Trăng vàng trăng ngọc), được chuyển thành lời nhạc: “Ai mua trăng tôi bán trăng cho, chẳng bán tình duyên, ước hẹn hò…”. Không ai thắc mắc: tại sao Hàn Mạc Tử lại rao bán trăng, như thể ông sở hữu riêng vầng trăng để rao bán? Bởi chúng ta biết đó là thơ, chúng ta đọc nó theo thể loại thơ và không đọc nó như thể văn nghiên cứu về thiên văn.

Cũng vậy, Kinh Thánh chứa đựng sự thật, nhưng sự thật đó được trình bày dưới những thể văn không phải là loại ký sự lịch sử hay thông tin khoa học. Vì thế đừng tìm trong Kinh Thánh những đối chiếu về lịch sử, hay khoa học; vì mục đích của tác giả Kinh Thánh là truyền tải thông điệp niềm tin.

Ađam và Evà có thật hay  không?

Khi đọc trình thuật về tạo dựng  Ađam và Evà, có thể người ta sẽ thắc mắc: Ađam có thật hay không, Evà có thật hay không? Đừng ngây thơ nghĩ rằng Thiên Chúa ngồi đó, nhào đất rồi nặn ra Ađam; sau đó rút xương sườn của ông và làm ra bà Evà. Cũng đừng vội kết luận Sáng Thế chương 2 là phản khoa học, là đi ngược với thuyết tiến hóa của Darwin. Làm như thế là chúng ta đã lầm về thể văn của trình thuật tạo dựng.

Nói rằng Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con người rồi thổi sinh khí vào lỗ mũi là khẳng định Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo Duy Nhất, và con người là  thụ tạo. Mặt khác, cách nói này còn mạc khải một sự thật về thân phận con người: vừa thấp hèn vừa cao cả. Mang thân phận cát bụi, là xác đất vật hèn, yếu đuối và mong manh, nhưng con người không chỉ là vật chất, con người còn có phần thượng, phần linh thiêng vì mang trong mình hơi thở của Thiên Chúa. Vượt  trên những gì là hữu hình, có thể nắm bắt được qua thân xác, con người còn là một huyền nhiệm (không thể nắm bắt hết mà phải khám phá luôn mãi không thể biết hết bên trong tâm hồn họ).

Chúng ta có thể suy niệm thêm: mang trong mình hơi thở của Thiên Chúa (x. St 2,7), con người luôn khắc khoải hướng về Thiên Chúa. Khát vọng này được phú bẩm cho tất cả mọi người, không trừ một ai, dù là người tin hay không tin, cho dù người ta không biết để gọi đúng tên nó. Tuy nhiên, vì là bụi đất (x. St 2,7) với bao giới hạn và mê lầm, con người có nguy cơ tự lừa dối mình khi đi tìm những cứu cánh trong cõi phàm trần này. Nhưng trong sâu thẳm, nỗi khắc khoải tìm về cõi vĩnh hằng vẫn gõ cửa không ngơi trong lòng con người (ý tưởng lời của Thánh Augustinô chuyển thành nhạc: “Trái tim con còn mãi băn khoăn cho đến khi nào nghỉ yên trong Chúa, đến khi nào Chúa  gọi con về…”).

Chúng ta dùng lại từ “chính xác” và “thực” để nói về trình thuật tạo dựng Ađam và  Evà:

Nếu “chính xác” được hiểu theo cách của khoa học, thì chuyện nhân loại đã xuất hiện trên trái đất, theo cách mà Kinh Thánh miêu tả về Ađam, Evà, thì không phù hợp. Trình thuật tạo dựng trong Sách Sáng Thế không phải là bản thông tin khoa học về sự xuất hiện của những con người đầu tiên trên trái đất, đó là công việc của khoa học. Đừng tìm trong Kinh Thánh những điều mà Kinh Thánh không có ý nói tới. Mục đích của Kinh Thánh là truyền tải thông điệp niềm tin[3].

Nhưng nếu nói về “thực”, thì trình thuật tạo dựng Ađam và Eva lại rất thực. Trình thuật sáng tạo trả lời một cách xác quyết cho những câu hỏi căn bản của niềm tin: có Thiên Chúa hay không? Thiên Chúa là ai? Và con người là ai? Thay vì tuyên xưng bằng lời, trình thuật sáng tạo Ađam và Evà đã dùng hình ảnh bình dân, sống động, diễn tả chính xác những điều căn bản của niềm tin, rằng: có một Thiên Chúa Duy Nhất, Ngài là Đấng Sáng Tạo, và con người là thụ tạo. Con người hay những người đầu tiên được Thiên Chúa dựng nên đó, Kinh Thánh gọi tên là Ađam, Evà.

Nguồn: gphaiphong.org (13.09.2023

Ađam và Evà có thật hay không?

Con trai Đan Trường – bé Thiên Từ, sáu tuổi – diện kiến Đức Giáo hoàng Phanxicô tại Tòa thánh Vatican. – Theo báo VnExpress

Mẹ bé – doanh nhân Thủy Tiên – cho biết cô lập quỹ từ thiện mang tên con trai, có những hoạt động trong cộng đồng Công giáo ở San Jose, California, Mỹ. Tổng giám mục địa phương đã giới thiệu mẹ con cô đến Tòa thánh và có dịp diện kiến Đức Giáo hoàng Phanxicô.

“Thiên Từ ôm Giáo hoàng, được ngài nắm tay và gửi đến con những lời chúc phúc bình an. Tôi tin rằng con sẽ có những ký ức đẹp về dịp đặc biệt này. Đây sẽ là nguồn động lực lớn lao để mẹ con tôi cố gắng sống đẹp trong hành trình theo đạo”, Thủy Tiên nói.

Trên Facebook cá nhân, Thủy Tiên chia sẻ:

Đã là người công giáo, Tiên nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng sẽ có nguyện vọng được một lần gặp gỡ Đức Giáo hoàng Francis tôn kính. Hành trình đến Châu Âu lần này của Tiên và bé Thiên Từ với 4 ngày tại Vatican là một kỷ niệm đẹp không thể nào quên khi hai mẹ con được trao cho một đặc ân to lớn đó là buổi gặp mặt diện kiến Đức Thánh Cha. Khỏi phải nói, Tiên và Thiên Từ đã xúc động, hạnh phúc đến nhường nào. Thiên Từ may mắn được ôm Ngài, được Ngài nắm tay và gửi đến con những lời chúc phúc bình an. Tiên tin rằng cuộc đời của Thiên Từ sẽ không bao giờ có thể phai nhạt được khoảnh khắc đẹp đẽ của ngày hôm đó. Đây sẽ là nguồn động lực lớn lao để Tiên và bé Thiên Từ cố gắng sống đẹp trong hành trình làm “con chiên” của Chúa.🙏
Đức Giáo hoàng Phanxicô sinh năm 1936. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1969, từ đó đảm nhận nhiều vai trò trong giáo hội. Năm 1998, Ngài trở thành Tổng giám mục Tổng giáo phận Buenos Aires. Năm 2001, Giáo hoàng John Paul II tấn phong Ngài làm Hồng y. Năm 2013, Ngài được bầu làm Giám mục Roma, trở thành vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo, lấy tên hiệu Phanxicô.

Thiên Từ và Giáo hoàng Francis tại Vatican. Ảnh: Thủy Tiên

Theo vợ cũ Đan Trường, mẹ con cô còn được đưa đi tham quan tại khu vườn của Đức cha. Bé Thiên Từ được Giáo hoàng tặng một chiếc mũ làm kỷ niệm.

Đan Trường cho biết hạnh phúc khi hay tin. Anh hy vọng cuộc gặp gỡ giúp con trai học hỏi được nhiều điều hay. “Tôi vui vì hiện tại con trai lễ phép, ngoan hiền, không quá mong con sẽ tài giỏi hơn người”, ca sĩ nói.

 

 

Doanh nhân Thủy Tiên (phải) và con trai Thiên Từ hạnh phúc khi được diện kiến Giáo hoàng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thiên Từ hiện sống với mẹ tại Mỹ. Đan Trường bận rộn ca hát nhưng vẫn sắp xếp thời gian thăm con nhiều lần trong một năm. Anh và vợ cũ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con học tập, phát triển các kỹ năng mềm như hát, chơi nhạc, tự tin hơn trong cuộc sống.

Ca sĩ cũng nỗ lực dạy con nói tiếng Việt, hiểu về giá trị truyền thống quê hương. Mỗi năm, anh tranh thủ đưa con về nước, tham gia hoạt động thiện nguyện để bé biết cách yêu thương, chia sẻ với mọi người.

Đan Trường nổi tiếng với nhiều bài như Kiếp ve sầu, Tình đơn phương và các ca khúc nhạc Hoa lời Việt. Anh từng bảy lần liên tiếp nhận giải “Ca sĩ được yêu thích nhất” của Làn Sóng Xanh. Năm 2013, ca sĩ kết hôn với doanh nhân Thủy Tiên – kém anh 10 tuổi, sinh sống ở Mỹ. Họ thông báo ly hôn giữa tháng 7/2021, sau tám năm chung sống, có một con trai chung là Thiên Từ.

Sau khi ly hôn, Đan Trường và vợ cũ cho biết giữ mối quan hệ và cư xử với nhau như bạn tốt. Có dịp thích hợp, họ vẫn gặp gỡ và đưa Thiên Từ đi dạo, ăn uống. Hồi tháng 6/2023, Đan Trường đưa vợ cũ và con trai đồng hành trong chuyến lưu diễn ở châu Âu. Ca sĩ từng nói biết ơn vợ cũ vì thay anh chăm sóc con.
Ca sĩ Đan Trường tên thật là Phạm Đan Trường sinh ngày 29 tháng 11 năm 1976 tại thành phố Hồ Chí Minh trong một gia đình Công giáo gốc Hải Phòng di cư năm 1954. Cả nhà sống trong một con hẻm trên đường Tháp Mười, quận 6. Cha mẹ anh là công nhân của một xí nghiệp thủy sản đông lạnh. Mặc dù xuất thân trong gia đình vốn không có truyền thống nghệ thuật, Đan Trường sớm biểu lộ niềm đam mê ca hát. Ở nhà anh được gọi bằng cái tên thân mật là “Bo”, đây cũng là biệt danh quen thuộc của anh trên các phương tiện thông tin đại chúng sau này.

Một số hình ảnh thêm: