Sưu Tầm ngày tết: Người Công Giáo Việt Nam Trong Những Ngày Tết

Lễ Tân niên – Mùng một Tết | Tổng Giáo Phận Hà Nội

Người Công Giáo Việt Nam Trong Những Ngày Tết

Người Công Giáo Việt Nam là một bộ phận của Dân Tộc Việt Nam, các tập tục văn hóa Việt từ lâu đời vốn in sâu vào tâm thức Người Việt. Những Lễ Hội trong những ngày Tết cổ truyền có rất nhiều ý nghĩa thâm sâu và hướng thiện mỗi người. với tâm tình tạ ơn Trời đất vì những an lành trong năm qua và xin cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, công việc đạt kết quả tốt đẹp, cuộc sống an vui. Cũng trong dịp Tết, con cháu quy tụ về gia đình trong tinh thần hiếu kính ông bà tổ tiên đang còn sống hay đã qua đời và nối kết tình liên đới ông bà anh chị em Dòng họ.

Người Công Giáo Trong Những Ngày Tết

Với Đức tin Thiên Chúa là chủ thể trời đất vạn vật, việc hội nhập Sứ Điệp Ki-tô Giáo vào môi trường Văn hóa, dùng chính Văn hóa Việt để chuyển tải và sống Tin Mừng. Vì vậy, các tập tục những ngày Tết được Người Công Giáo thực hiên đời sống Đức Tin trên nền Văn hóa Việt.

1. Trồng cây Nêu và Táo Công về chầu trời: quan niệm dân gian trồng cây Nêu ( cây tre hoặc trúc cao, trên ngọn treo những vật dụng như chuông gió, phát ra tiếng kêu leng keng khi gió thổi, đồng thời buộc vào những vật dụng có tính biểu tượng từng Dân tộc trong cộng đồng Việt) từ ngày 23 tháng chạp để xua đuổi tà ma quỷ sứ, trong thời gian Ông Táo về trình báo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia chủ. Người Công Giáo Tin rằng Thiên Chúa thấu suốt và an bài mọi sự, không lo sợ tà ma ám hại, cũng không cần Vị nào trình báo. “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.” (Tv 23,4).

2. Cúng tất niên: Theo tín ngưỡng dân gian, nơi ở, nơi làm việc đều có một vị thần canh giữ. Cuối năm là dịp tạ ơn trời đất, Vị Thần đã gìn giữ thôn xóm, nơi ở, chỗ làm ăn… tất cả con người đều phải cúng tạ ơn. Với người Công Giáo xin lễ và tham dự Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, đã Ân ban muôn ơn cho mỗi người trong năm qua, cám ơn anh chị em hàng xóm, đồng nghiệp, cám ơn từng thành viên trong gia đình với nhau…làm hòa cùng Thiên Chúa và làm hòa với nhau.

3. Cúng Ông bà, rước Ông bà về ăn Tết với con cháu: người Công Giáo tin rằng hương linh người quá cố không thể hưởng dùng những của ăn vật chất. Giáo Hội cho phép lập bàn thờ ông bà, và người Công Giáo vẫn chưng hoa quả trên bàn thờ ông bà, nhưng chỉ với tâm tình tôn kính và biết ơn ông bà tổ tiên, chứ không phải để ông bà hưởng dùng.

4. Cúng giao thừa: Theo phong tục truyền thống của người Việt, cúng giao thừa (lễ trừ tịch) là nghi thức quan trọng, với ý nghĩa bỏ đi những điều không tốt từ năm cũ và đón những điều tốt đẹp, mới mẻ trong năm mới. giao thừa là thời khắc các Thiên binh (12 vị Hành khiển) đi thị sát hạ giới rất nhanh chóng nên không thể vào từng nhà, vì thế mâm cỗ cúng thường được đặt ở ngoài trời, trước cửa chính ngôi nhà. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cai quản Hạ giới năm cũ sẽ bàn giao cho vị Hành khiển mới, mỗi năm một vị, sau 12 năm ứng với 12 con giáp, các vị sẽ luân phiên trở lại.

Người Công Giáo không cúng, nhưng đi tham dự Thánh lễ Giao thừa. Trong khoảnh khắc giao thừa giữa năm cũ và năm mới này, mỗi người đến với Chúa, đấng tạo dựng muôn loài, Đấng làm chủ thời gian, để tạ ơn Ngài về 365 ngày sắp qua, và xin Ngài giúp chúng ta biết sử dụng 365 ngày sắp đến theo đúng thánh ý Chúa. Giáo Hội mời gọi Tín hữu nhìn lại những lỡ lầm thiếu sót đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em với nhau. cần nổ lực hoán cải tốt hơn cho năm mới. Thông thường kết thúc Thánh lễ Giao thừa trước 24 giờ, để các thành viên trong gia đình về quây quần bên bàn thờ trong gia đình của mình. Dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, con cháu mừng tuổi Ông bà Cha Mẹ và ông bà cha mẹ mừng tuổi con cháu. Trong dịp này, các thành viên xin lỗi và làm hòa vì những lỡ lầm làm mất lòng nhau trong năm qua, tình cảm gia đình sống động gắn bó, các thành viên chia sẻ những vui buồn, đây là dịp buông xả cõi lòng, làm cho tình cảm gia đình gắn kết thắm thiết.

5. Mồng 1 Tết:

Thánh lễ Minh niên: Người Công Giáo đến nhà thờ hiệp dâng Thánh lễ cầu bình an cho năm mới, cầu nguyện cho đất nước được thái hòa, cho con người được an nhiên, tín thác năm mới trong tay Thiên Chúa đồng thời với nổ lực sống mỗi ngày một tốt hơn cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội ” Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).

Tục xông nhà: Người ta tin rằng trong ngày mồng Một, Người xông nhà là người đến thăm nhà đầu tiên sẽ đem đến vận may hay không may cả năm cho gia chủ. Cũng có người kiêng quét nhà suốt ba ngày Tết vì sợ sẽ quét hết tài lộc ra ngoài. Trong ba ngày Tết họ dồn hết rác vào một góc nhà chờ qua ngày mồng Ba mới hốt rác đổ đi. Những điều kiêng kỵ này hoàn toàn không phù hợp với niềm tin Kitô giáo.

Hái lộc xuân: Người Công Giáo không hái lộc xuân là những chồi lá non, nhưng Lộc xuân là nhận những câu Lời Chúa. Có nhiều cách nhận khác nhau, có thể Linh mục hoặc Vị thừa hành trao cho từng người, cũng có thể treo trên cành cây để mỗi gia đình tự đến hái. Lời Chúa được để trên Bàn Thờ gia đình, hoặc nơi trang trọng trong nhà, và là ý lực sống của các thành viên trong gia đình cho cả năm mới.

Người Công Giáo vẫn giữ tập tục lì xì, thăm viếng và cầu xin Chúa chúc phúc và ban an lành cho nhau trong tuổi mới. Nhưng tuyệt đối không xem quẻ xem bói, xem tử vi, xin xăm bói toán, xem tình duyên gia đạo, xem đường công danh làm ăn…. là trái với niềm tin Ki-tô Giáo, vì Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự.

6. Mồng 2 Tết: Giáo Hội dành riêng ngày Mồng 2 Tết để tưởng nhớ và cầu nguyện cho Ông bà tổ tiên đã qua đời, xin Lòng thương xót Chúa tha thứ những lỡ lầm khi còn sống các Ngài mắc phải và sớm đưa các Ngài vào Nhà của Thiên Chúa ( Miền cực lạc). Người Công Giáo được dạy phải hiếu kính với ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời ( Điều răn thứ 4 của 10 điều răn). Đối với người đã qua đời, tưởng nhớ và cầu nguyện cho các ngài trong tất cả các Thánh lễ thường ngày, trong ngày kỵ giỗ, ngày lễ các Linh hồn ngày 2 tháng 11 và trong suốt tháng 11 hàng năm.

7. Mồng 3 Tết: Giáo Hội dành riêng ngày Mồng Ba Tết để thánh hóa công ăn việc làm, người Kitô hữu cần hiểu rõ giá trị của lao động: lao động trí óc và bàn tay. Mọi công việc đều do ân sủng của Chúa và do sự cố gắng, trí tuệ, phấn đấu của mỗi người. Con người không chỉ làm việc lao động thuần túy, để kiếm ăn hay vì kế sinh nhai. Nhưng con người còn có sứ mạng cộng tác với Chúa trong công việc sáng tạo và cứu độ. Chính vì thế, lao động làm thăng tiến con người, làm giàu cho xã hội, làm đẹp và phong phú cuộc đời. Lao động làm phát triển tình yêu thương, tình liên đới tương quan với anh chị em, tính kỷ luật. Thánh Phaolô nói “Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).

8. Cúng Tiễn ông bà: Thông thường, vào mùng 3 Tết hàng năm, các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng mã ( đốt vàng mã) để tiễn tổ tiên sau lễ cúng tất niên mời Ông bà về ăn tết cùng gia đình vào 30 Tết trước đó. Người Công Giáo không có nghi lễ này, với niềm tin vào Thiên Chúa toàn năng hằng sống, Ông bà được ân thưởng và ở với Thiên Chúa, độ trì cho con cháu bằng việc chuyển lời cầu nguyện của con Cháu đến với Thiên Chúa.

Kết: mặc dù thuộc những thành phần xã hội khác nhau, dù có chính kiến khác nhau, dù theo tín ngưỡng Tôn Giáo khác nhau… cũng đều coi Tết là những ngày trọng đại, cũng đều có chung một niềm hân hoan đón mừng ngày Tết. Tết đã thấm vào con tim khối óc mỗi một người Việt Nam. Nhưng Người Công Giáo Việt nam có những cách thế riêng diễn tả niềm tin trong văn hóa Việt Nam trong những ngày Tết.

http://vietcatholicnews.org/News/Html/273963.htm?fbclid=IwAR0OfyAAJr4CW00QczTQt-UrG6WVCBHZ8DtERyK_cfyHRe1ZrbrrWgXlEtA

Những Lời Chúc Tết

Tết này chẳng giống Tết xưa

Suy tư và cầu nguyện: Mừng xuân giáp thìn – tản mạn về “Rồng”

https://giaophanvinhlong.net/suy-tu-va-cau-nguyen-mung-xuan-giap-thin-tan-man-ve-rong.html

image-9123

Nghi thức Tôn Vinh Chúa Tết Nguyên Đán

Ý nghĩa của tết Âm lịch

Như chúng ta đã biết dương lịch dựa trên thời gian trái đất quay xung quanh mặt Trời
Nhưng âm lịch là thời gian giữa lần hội diện trước đến lần hội diện sau giữa mặt Trời và mặt Trăng
Kết hợp giữa thời gian của mặt Trời và mặt Trăng ta tính được tiết khí, diễn biến thời tiết bốn mùa trong năm. Điều này là rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.Nhưng điều sâu xa quan trọng hơn nữa là ảnh hưởng đến con người bởi con người chính là sản phẩm của vũ trụ, là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ.
Tết âm lịch không chỉ ảnh hưởng đến vận cá nhân mà cả vận tập thể, vận nước với các vấn đề như tâm tư tình cảm, sức khỏe, kinh tế, chính trị
Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt..giao thừa mùng một Tết tốt đẹp cũng là tiền đề thuận lợi cho cả năm may mắn và thành công, hạnh phúc..
Cho nên thực sự ăn Tết âm lịch đón mừng năm mới thực sự rất quan trọng và ý nghĩa, tin rằng sẽ mãi trường tồn.. 2024

👉Thứ nhất, có nhiều gia đình cả năm không dọn dẹp nên bắt tay trang hoàng nhà cửa dồn hết vào những ngày trước Tết. Mệt mỏi, lu bu, đầu bù tóc rối, vợ chồng cáu giận, hò hét con cái… đến tối 30 Tết, thậm chí sáng mồng một thì ai nấy đều đuối. Hết Tết.

👉Thứ hai, có những gia đình cứ quần quật, đầu tắt mặt tối làm mứt kẹo, gói bánh… vô tình tạo áp lực công việc cho cả nhà đến phút cuối cùng. Hết tết.

👉Thứ ba, nhiều gia đình giữ truyền thống cúng bái mỗi ngày (sáng, chiều, tối). Mỗi lần cúng là phải đủ món, đủ mâm. Kết quả là nguyên Tết chỉ làm bạn với ông Táo, rót nước, thắp nhang, rửa chén suốt ngày.

Thật không may cho những ai làm vợ, làm dâu những gia đình này, cộng thêm một chút gia trưởng của nhà chồng nữa thì chỉ có hát bài: “Xuân này con không về”. Hết tết.

👉Thứ tư, có nhiều người thích sĩ diện, luôn sợ bà con, hàng xóm, bạn bè sẽ bình luận về mình: “Ăn Tết có lớn không? Lì xì có nhiều không? Phải trái với họ hàng thế nào”… kết quả là ném tiền qua cửa sổ hoặc luôn căng thẳng, stress, đóng cửa trốn Tết luôn.

👉Thứ năm, chính là những gia đình suốt ngày bày biện mọi thứ ra để tiếp khách. Ngày Tết, khách đến nhà chơi là chuyện quý hóa, thế nhưng cứ mỗi khi có khách đến thì lại hò hét vợ con rót nước, pha trà, bày rượu, tét bánh… khách chỉ nhấm môi một tí ra về. Sau đó lại dọn bàn, lau bàn, rửa ly, khách mới lại tới.

👉Thứ sáu, có nhiều ông chồng cứ lang thang tất niên hết nhà này nhà khác. Hết tất niên thì đi chúc Tết. Rượu chè bê bết, về nhà đầu năm gây gổ vợ con. Người hôi hám, mỏi mệt lăn ra ngủ… mất tư cách, phong độ đàn ông khiến cả nhà mất vui. Mối quan hệ nào với họ cũng quan trọng, điều ấy chỉ toàn là ngụy biện.

Cuối cùng nhưng chưa phải là hết. Cờ bạc, chạy nhanh phóng ẩu… cũng dễ làm Tết trở thành những kinh nghiệm – viết tắt của cụm từ “những trải nghiệm phát kinh”. Hết Tết.

Túm Lại: Ngoài một chút theo tâm linh…cổ truyền dân tộc…có lẽ chúng ta nên thay đổi…Tết chỉ có vài ngày, hãy du xuân đâu đó, vui là chính…!!!

Cuối năm rồi, chúc tất cả mọi người bước sang năm mới An Khang Thịnh Vượng

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0XmTuaCxj3PxpkXY2jdCSK1T9gRXVQ8cdb71hDXarxp4HH7uPFdhHJAebCV7NJrR2l&id=100011363041111&notif_id=1706740223818521&notif_t=feedback_reaction_generic&ref=notif

Những bông hoa của tâm hồn

Bộ ảnh 26 Chữ Cái đầu của tên/tên Thánh, đính kèm với những câu Kinh Thánh

” Bốn mùa Chúa đổ hồng ân,

Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi.
Bao lâu trái đất này còn,
Còn gieo còn gặt còn vun còn trồng.
Bốn mùa xuân hạ thu đông,
Ngày đêm thời tiết không ngừng luân phiên. “
Năm cũ sắp đi qua, nhường chỗ cho năm mới sắp đến. Ắt hẳn ai ai cũng ước mong bao điều tốt lành sẽ đến với bản thân, gia đình và những người thân yêu. Người thì tấp nập sắm sửa, chuẩn bị đồ đạc, quần áo mới. Người thì đi lễ cầu xin ơn bình an cho gia đình.
Hòa trong tâm tình chuẩn bị đón chào một mùa xuân mới – Xuân Giáp Thìn 🐉🐲, Crazy group xin chia sẻ đến với tất cả ACE xa gần bộ ảnh 26 chữ cái đầu của tên/tên Thánh, đính kèm với những câu Kinh Thánh. Như một món quà nho nhỏ, hầu mong gởi chút yêu thương, chút trân quý, chút an lành đến với mọi người.
Đặc biệt là cám ơn anh Thọ Phạmm – một thành viên rất nhiệt tâm, đầy sáng tạo của nhóm đã dày công làm nên những bức ảnh đẹp, tinh tế này.
Nguyện xin Chúa xuân qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria cùng các Thánh, sẽ ngự trị, làm chủ và thánh hoá tâm hồn cũng như từng thành viên trong gia đình của mọi người.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02eq7P1C5BvcSn961iVtz4GGZr5FqMoyP59VZsC3MNXQXAjcFzVft1BW5j8HfJcZdAl&id=100082584878613

Tết của người Công giáo

Tết của người Công giáo

Người Công giáo có được phép chưng trái cây lên bàn thờ người đã khuất

Hỏi: Thưa cha, Người Công giáo có được phép chưng trái cây lên bàn thờ người đã khuất? Và có được phép nói: “Người chết thiêng phù hộ cho con cháu làm ăn, học hành tấn tới không?”
Trả lời:
Đi sâu vào văn hóa, phong tục, ba ngày Tết nguyên đán, các cha thừa sai đã để ý tới phong tục Việt Nam, nên đã dạy: Mồng Một thờ lạy Đức Chúa Cha, lần hạt năm chục cầu cho ông bà tổ tiên, Mồng Hai thờ lạy Đức Chúa Con cầu cho các linh hồn ở Luyện ngục, Mồng Ba thờ lạy Đức Chúa Thánh Thần lần hạt năm chục cầu cho được bằng yên. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiện nay dạy: Mồng Một Tết cầu cho được bình an, Mồng Hai Tết kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ, Mồng Ba Tết thánh hóa công ăn việc làm
Cái sợ nhất của các ngài là sợ mắc vào tội thờ ngẫu tượng, mê tín dị đoan nên đã có những tranh luận, cãi nhau ở Việt Nam và ngay ở Tòa Thánh. Sắc lệnh Ex Quo singulari năm 1742 của Đức Giáo hoàng Bênêdictô 14 cấm những hình thức thờ người quá cố, các nhân vật có công với xã hội, với nghề nghiệp như là thần linh. Cho phép dùng từ ngữ Thiên Chúa, không cho dùng từ ngữ “thiên, thượng đế, kính thiên “ v.v .
Mãi sau nầy, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã xin phép Tòa Thánh cho tín hữu Việt Nam được tôn kính tổ tiên, các anh hùng của đất nước vì đây chỉ là cách bày tỏ lòng hiếu thảo, kính mến tổ tiên người có công trạng theo ý nghĩa phần đời.
Theo Thông tư của Hội Đồng Giám mục Việt Nam ngày 14-9-1965, ta phân biệt :
a/ Những việc chỉ có tính cách dân sự trần thế với mục đích nhớ ơn, tuyên dương công trạng, bày tỏ hiếu thảo thì làm và tham dự chủ động. Thí dụ: lập bàn thờ tổ tiên ở trong nhà có chưng hoa quả (nhưng phải dưới bàn thờ Chúa, Đức Mẹ, Các Thánh) treo hình ảnh người quá cố, dựng tượng, lễ tưởng niệm người có công trạng với quê hương v.v.
b. Những lễ có tính tôn giáo để thờ lạy người quá cố, xem hương hồn người quá cố về hưởng các lễ vật chất: rõ ràng không hợp với Giáo lý Công giáo, những lễ kính các nhân vật, các thánh tổ như là thần linh như là Thiên Chúa đều là hình thức thờ ngẫu tượng trái với Giáo lý Công giáo cử hành ở nơi nào nhất là nơi thờ tự, tín hữu Công giáo không được tham dự. Nếu cần thiết vì phép xã giao v.v. thì chỉ hiện diện như vị khách (hiện diện cách thụ động).
c. Những việc lẫn lộn giữa tôn thờ ngẫu tượng và tôn kính thánh tổ, hoặc người quá cố, phải căn cứ vào phép lịch sử và lòng hiếu thảo thì cần theo dư luận chung của địa phương đó để tìm ra cho mình một thái độ thích hợp khi mình có mặt tại buổi lễ đó.
Chung quanh vấn đề báo hiếu người quá cố, Hội Thánh cấm những gì không hợp với Giáo lý Công Giáo, thí dụ: thắt hồn bạch, thu hồn bạch (tấm lụa hoặc tấm vải trắng dài đặt trên ngực người hấp hối, khi bệnh nhân tắt thở, tầm vải thâu lấy hơi thở cuối cùng và thắt tấm vải thành hình người để thờ trên bàn thờ sau bát hương. Khi tế đề chủ, người ta thâu hồn bạch, rồi viết tên húy, tên họ, quan chức người quá cố vào hai mảnh gỗ do quan đề chủ viết và gia đình thờ người quá cố ở bài vị đó).
Về việc ăn của cúng, thánh Phaolô dạy giáo dân Corintô: “Nếu có người ngoại giáo nào mời anh em đi ăn tiệc, anh em bằng lòng đi thì người ta dọn gì anh em cứ ăn, đừng có gạn hỏi vì cớ lương tâm”. Nhưng nếu có ai bảo : “Đó là đồ cúng thần thì anh em đừng ăn vì người ta đã mách bảo (1Cor 10, 27-30). Ăn trong đám tế thần ở nơi thờ tự của họ: không được (Văn thư Tòa Thánh năm 1768 và 1844 ). Người trong nhà ăn của cúng như ăn cơm thường vì ngoài của cúng chủ nhà không còn nấu gì nữa. Hành khất xin của ăn người mua bán ở chợ dầu là của cúng đều được dùng.
Như vậy, ta có thể chưng hoa quả, trái cây nơi bàn thờ kính nhớ người quá cố.
Ta cũng có thể nói: xin ông bà, cha mẹ… cầu nguyện xin Chúa cho con cái khỏe mạnh, làm ăn tấn tới được vì chúng ta dựa vào lòng nhân lành của Thiên Chúa ban cho các Ngài ở trên trời hoặc nếu ở trong luyện ngục cũng cầu xin Chúa cho con cháu được vì mầu nhiệm Các Thánh thông công .
Hiểu việc thờ cúng ông bà trong ngày Tết Nguyên Đán
Để việc truyền giáo của người Kitô hữu nảy nở nơi Quê Hương

BỘ ÂM LỊCH MÀ BẠN ĐANG DÙNG là do các linh mục Công giáo soạn ra

Giảm giá Lịch công giáo 2024-25x40cm- lịch tháng - Mua Thông Minh
Qúy gởi Anh Chị Em
Tết Nguyên đán một ngày lễ được người Việt tổ chức long trọng nhất trong năm đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo Âm lịch của Trung Quốc.
Theo lịch âm dựa trên sự vận động của mặt trăng, mỗi tháng bắt đầu vào một ngày trăng mới.
Sau ngày 21 tháng Giêng, ngày đầu tiên mà mặt trăng xuất hiện chính là ngày mùng 1 Tết nguyên Đán
Kể từ tháng Chạp tức là tháng 12 âm lịch của năm mới 2024 Giáp Thìn cho đến 10 năm sau , âm lịch sẽ không có ngày 30 tháng chạp ( tức là không có ngày 30 tết hay còn gọi là ngày Trừ Tịch ) sau đó đến năm 2033 mới có lại ngày 30 âm lịch.
Nhưng phiên bản cuối cùng đầy đủ và chuẩn xác nhất, tức bộ âm lịch đang dùng hiện nay ở Trung Hoa và ở Việt Nam được thực hiện vào thế kỷ 17. Bộ âm lịch này là do các linh mục Công giáo thực hiện.
Bộ Âm lịch còn được gọi là “lịch Sùng Trinh”, lấy tên hoàng đế nhà Minh Sùng Trinh, ban hành vào năm 1644.
Cha Johann Adam Schall von Bell và cha Johann Schreck là tác giả bộ lịch này, cả hai đều là những nhà truyền giáo Dòng Tên đến từ Đức, họ xây dựng một loại lịch mới dựa trên toán học và thiên văn phương Tây với những nghiên cứu, tính toán chu kỳ của mặt trăng chính xác hơn.
Cha Johann Adam đã đệ trình lịch cho Hoàng đế Sùng Trinh, lịch này được triều đình nhà Minh ban hành dưới dạng lịch theo mùa vào năm 1644.
Lịch này, còn được gọi là lịch Hán hay Âm lịch, là lịch chính thức của Trung Quốc cho đến năm 1912 khi Âm lịch , được thay thế bằng lịch Gregorian còn gọi là Dương lịch, đây là bộ lịch do Đức Giáo Hoàng Gregorian XIII ban hành năm 1582.
Tính từ năm 1644, triều đình Trung Quốc ban hành bộ âm lịch được soạn bởi các linh mục dòng Tên, “lịch Sùng Trinh”, đến nay đã trải qua hơn 370 năm mà vẫn được áp dụng!
Bất luận người Hoa, Việt, và cả người Hàn hiện nay, mỗi khi tính toán lễ giỗ, cưới hỏi, ma chay, lễ Tết, đưa ông Táo, cúng rằm, giỗ tổ vua Hùng, Tiết thanh minh, Trung thu… thì họ đều áp dụng BỘ ÂM LỊCH SÙNG TRINH này .
Tại Đài Loan vào năm 1992, đã phát hành con tem kỷ niệm 400 năm ngày sinh của cha Schall von Bell .
Trung quốc đại lục, vào năm 2013, đài Truyền hình Trung ương (CCTV) phát sóng bộ phim tài liệu và đánh giá bộ âm lịch do Cha Schall von Bell san định vẫn đang được sử dụng rộng rãi ở TQ.
Cha dòng Tên Schall von Bell và Cha Johann Schreck (người Đức), với công lao biên soạn BỘ ÂM LỊCH, được người Hoa ghi nhận công lao của 2 ngài

Lễ tục tảo mộ

Viếng mộ đầu năm - Lão Nhà Quê Y Dược Vi Diệu Nam
WGPSG — Vào dịp Tết Nguyên đán, người Việt Nam chúng ta thường đi tảo mộ, tức tu bổ, đắp lại mộ, cắt cỏ dại, lấp hang chuột, xâm phạm đến mộ phần người thân. Nếu là mộ xây thì quét vôi hay sơn mới mộ phần. Việc này chúng ta làm vào trước Tết, khoảng 23, 24 tháng chạp. Đắp mộ cao hơn một chút vì nghĩ rằng “cao nấm ấm mồ”. Lấp hang chuột vì hang hố nơi mộ là đụng chạm đếm vong hồn người nằm dưới. Sửa sang phần mộ cho sạch sẽ, phong quang, mới mẻ, để tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà, những người đã khuất.
Việc tảo mộ thường được quy định rõ ràng, cụ thể trong gia phả, như một truyền thống tốt đẹp của dòng họ, để con cháu các thế hệ nối tiếp, cứ theo đó mà thực hiện, như một nét đẹp của đạo hiếu trong văn hoá Việt Nam; để thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết giữa những người còn sống với nhau và giữa người còn sống với người đã khuất. Cũng nói lên rằng người sống thực sự tôn trọng mồ mả của người đã khuất, như câu nói sau:
“Người ta sống vì mồ vì mả,
Chứ ai sống vì cả bát cơm.”
Tức là ngoài lương thực, thực phẩm nuôi sống con người về mặt thể chất, về phần xác; thì mỗi người đang sống còn phải sống về phần tâm linh nữa, tức giữ cho tròn chữ hiếu với tiền nhân; mà mộ phần cụ thể, khả giác đang nằm đây, giúp ta dễ tưởng nhớ đến các Ngài, hầu được các Ngài phù hộ, độ trì cho trong cuộc sống.
Tảo mộ, sửa sang, chăm sóc mộ phần của các Ngài cũng là thể hiện tình cảm của con người biết hướng về nguồn cội của mình, hướng về tổ tiên, ông bà mình, mà nhờ có các Ngài, mình mới được làm người, mình mới có mặt trên đời. Vì:
“Con người có tổ, có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn”.
Hay:
“Cây có gốc (cội) mới nở cành xanh lá”.
Nước có nguồn mới bể (biển) rộng, sông sâu”
Cây phải có gốc, dưới gốc là rễ cây chìm sâu trong lòng đất để hút các dưỡng chất nuôi cây, cây mới sống và phát triển được. Nước từ nhiều nguồn suối tụ lại chảy thành sông. Nước từ nhiều con sông đổ ra biển. Từ đó mới có biển rộng sông dài!
Cùng với việc tảo mộ, người ta cũng nhân dịp này, thành tâm mời tổ tiên, ông bà chuẩn bị về ăn Tết với con cháu trong gia đình.
Vào trưa ngày cuối cùng của năm cũ (30 hay 29 tháng chạp tuỳ năm), người ta rước các cụ về ăn Tết. Tục còn để vài, ba cây mía dài còn cả ngọn, đặt cạnh bàn thờ trong nhà, để các cụ làm gậy chống, về ăn Tết với gia đình.
Rồi đến mồng 3 hay mồng 4 Tết là bữa tiễn ông bà, cũng là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Mọi người trong nhà lại trở về với cuộc sống thường ngày. Người xưa tin rằng làm thế vừa để tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên, lại được các cụ phù hộ cho trong năm mới nữa!
Ngoài việc đi tảo mộ vào dịp Tết Nguyên đán, người Việt Nam chúng ta, theo thói tục của người Tàu, cũng đi tảo mộ và ăn Tết Thanh minh vào tháng 3 âl. Đại thi hào Nguyễn Du, trong tác phẩm bất hủ của mình có tên “Đoạn trường tân thanh” tức “Truyện Kiều” đã viết:
“Thanh ninh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp thanh”
Tiết Thanh minh là vào tháng 3 âl. Tiết này là một trong 24 tiết trong năm, là một trong 6 tiết thuộc mùa Xuân, tức vào ngày mồng 5, mồng 6 tháng 3 âl. Nhân tiết trời trong sanh (thanh minh) của mùa Xuân, người ta tổ chức đi thăm viếng mồ mả tổ tiên, gọi là tảo mộ. Việc tảo mộ cũng làm tương tự như trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra, còn có Tết Thanh minh, còn gọi là Tết Hàn thực (đồ ăn nguội).
Truyện kể rằng: Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tàu gặp loạn phải lưu vong ở nước ngoài; nhờ nhiều hiền sĩ giúp đỡ nên khi trở về, giành lại được ngôi báu, nhà vua đã phong thưởng cho những người đã có công. Nhưng quên mất Giới Tử Thôi, người đã có công giúp vua trong 19 năm trời. Ông này đưa mẹ vào rừng ở ẩn. Vua nhớ ra cho người đi tìm, Giới Tử Thôi cũng không ra. Vua ra lệnh đốt rừng, có ý thúc ép ông ra, nhưng ông vẫn không ra. Hai mẹ con chịu chết cháy trong rừng!
Vua thương tiếc cho lập miếu thờ và ra lệnh: trong dân gian phải kiêng đốt lửa 3 ngày, chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn, từ mồng 3 đến mồng 5 tháng 3 âl. Tết này gọi là Tết Hàn thực, vì trong các ngày Tết chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn, để tưởng nhớ đến Giới Tử Thôi!
Tết Hàn thực sang Việt Nam đã được đổi khác. Chúng ta không cấm lửa. Việc nấu nướng vẫn được thực hiện và ăn bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho đồ ăn nguội, dùng trong dịp này, để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong gia đình mình, trong dòng họ của mình.
Người Công giáo Việt Nam chúng ta cũng làm theo các lễ tục của dân tộc, cũng làm những gì không trái với đức tin Công gíáo, cũng tảo mộ vào dịp Tết Nguyên đán, cũng ăn Tết Thanh minh, tức là Tết bánh trôi, bánh chay như nhiều người khác. Dịp này chúng ta nhớ đến tổ tiên nguồn cội của gia đình và nghĩ rằng những món ăn dân dã này cũng có một ngày đặc biệt để ăn nó, để dùng nó.
Ngoài ra, chúng ta còn có dịp nhớ đến những người đã khuất cách đặc biệt hằng năm trong suốt tháng 11 và dành cả tháng 11 này để tuởng nhớ đến các Ngài. Chiều tối ngày 1-11 là lễ các Thánh, cũng như một buổi chiều tối nào đó của ngày trước Tết Nguyên đán, cả giáo xứ ra viếng nghĩa trang. Trước đó cũng tảo mộ, tức quét tước, sửa sang phần mộ cho sạch sẽ, tươm tất; rồi đến giờ đã định trước, mọi người quy tụ đông đủ tại đây để cử hành Thánh lễ đặc biệt cầu cho các người đang an nghỉ tại đây. Tại mỗi phần mộ đều thắp nền sáng, thắp nhang và đặt hoa tươi nhiều ít, tuỳ theo gia đình. Thường thì nhang được cắm trên tất cả các ngôi mộ tại đây, dù là mộ người thân hay chỉ là người đồng đạo, mà vì một lý do nào đó, người thân của họ không thể hiện diện.
Thánh lễ được cử hành, cầu cho mọi người đang an nghỉ tại đây chờ ngày phục sinh. Dưới ánh sáng lung linh của những ngọn nến, với khói hương nghi ngút lên cao, lan toả trong không gian. Với lòng thành kính, sốt sắng của những người hiện diện, tạo nên một khung cảnh thật trang trọng, đầm ấm, linh thiêng, tưởng nhớ cầu nguyện cho những người đã khuất bóng. Buổi lễ vừa có tính cách gia đình riêng lẻ; vừa có tính cách chung của cả cộng đoàn những người con Chúa tại địa phương. Việc làm thật tốt đẹp, thật ý nghĩa.
Cả nghĩa trang u buồn, lạnh lẽo của những ngày thường, giờ đây như sống động hẳn lên. Với lời kinh, tiếng hát vang lên. Hàng ngàn ánh nến lung linh chiếu sáng cả vùng nghĩa trang. Từ xa mà nhìn thấy như có hàng ngàn vì sao từ trời sa xuống, hiệp thông với người sống trong lời cầu nguyện, để tưởng nhớ nguời đã ra đi. Đó là Thánh lễ mở đầu, sẽ tiếp tục trong suốt tháng 11. Việc làm này diễn ra trên toàn thế giới, nơi nào có nguời tin Chúa, nơi đó có lễ này.
Ngoài ra, vào ngày giỗ hằng năm của mỗi người thân trong gia đình, người Công giáo cũng có thói quen viếng mộ, dâng Thánh lễ, đọc kinh, cầu nguyện cho các Ngài tại mộ tại nhà, tại nhà thờ nữa.
Vậy mà có người bảo: theo Chúa, theo đạo Chúa là bỏ ông bà! Họ đã nói sai, nói không chính xác. Trái lại, những người theo Chúa thì giữ chữ hiếu, thi hành đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ gấp đôi người thường. Vì trong đạo Chúa dạy phải hiếu thảo với cha mẹ. Đây là lệnh truyền chứ không phải lời khuyên. Mà đã là lệnh truyền thì phải giữ, phải thi hành.

Cảm nghiệm tình Mẹ Cha

Cảm nghiệm tình Mẹ Cha