Thiếu Nhi Sống Lời Chúa tuần 1 Chúa Nhật Mùa Vọng năm B 03.12.2023

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG B

Dẫn vào Thánh lễ

Chúa truyền phải tỉnh thức nhiều

Bất ngờ Ngài đến sớm chiều xảy ra

Niềm hy vọng của chúng ta

Vững tin cậy mến, thiết tha đón Ngài.

Các bạn thiếu nhi thân mến, hôm nay, Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng: Hãy tỉnh thức chờ đón Chúa (Mc 13,33-37).

Thánh Máccô thuật lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy tỉnh thức, kẻo lỡ ông chủ đến bất ngờ, bắt gặp anh em đang ngủ” (Mc 13,36). Mùa Vọng là thời gian đặc biệt Giáo hội kêu gọi các Kitô hữu tỉnh thức. Tỉnh thức để chuẩn bị đón Chúa Giêsu đến trong lễ Giáng Sinh; tỉnh thức để sẵn sàng chờ đón ngày Chúa trở lại trong vinh quang.

Dâng Thánh lễ hôm nay, xin cho tất cả thiếu nhi chúng ta biết luôn tỉnh thức, sẵn sàng. Để khi Chúa viếng thăm, chúng ta giống như những cô trinh nữ khôn ngoan, đã chuẩn bị đèn và dầu sẵn sàng. Mời cộng đoàn đứng.

Bài đọc 1 (Is 63,16b-17;64,1.2b-7)

Ngôn sứ I-sa-i-a mô tả tâm trạng mong đợi Thiên Chúa ra tay cứu giúp của dân Is-ra-el. Họ bị trừng phạt vì lòng dạ chai đá, sống trong tội lỗi, không làm điều thiện, trái lại chỉ làm toàn sự dữ trước mặt Thiên Chúa.

Bài đọc 2 (1Cr 1,3-9)

Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi các tín hữu Cô-rin-tô/ nhắc nhở chúng ta việc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta tỏ vinh quang/ khi Ngài ngự đến lần thứ hai trong ngày phán xét.

Lời nguyện chung

Chủ tế: Thiếu nhi chúng con thân mến, chúng ta đã bước vào Mùa Vọng. Với tâm tình sốt sắng mong đợi Chúa đến trong lễ Giáng Sinh và ngày Chúa trở lại trong vinh quang, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.

  1. “Thầy nói với hết thảy mọi người là: phải tỉnh thức!” Xin cho mọi thành phần dân Chúa/ biết thực hành những lời chỉ dạy của Giáo hội, để chuẩn bị chờ đón Chúa đến. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  2. “Chúng ta mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người”. Xin cho những người tội lỗi và những ai đã xa rời Giáo hội/ được ánh sáng của Đức Kitô soi dẫn, để họ trở về với đàn chiên Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  3. “Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến”. Xin cho các thầy cô giáo lý viên và các anh chị trưởng/ luôn là những tôi tớ khôn ngoan và trung thành của Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  4. Chuẩn bị tâm hồn chờ đón Chúa đến là bổn phận của mọi Kitô hữu. Xin cho mỗi thiếu nhi trong giáo xứ chúng ta/ biết chuẩn bị cho Chúa Giêsu một máng cỏ tâm hồn thật êm ấm trong lễ Giáng Sinh này. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, chúng con đang mong chờ ngày Chúa đến trong lễ Giáng Sinh. Và lễ Giáng Sinh sẽ trở nên thật ý nghĩa/ nếu mỗi người chúng con biết chuẩn bị tâm hồn mình như một máng cỏ ấm áp đón chờ Chúa Hài Nhi ngự đến. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.

Trò chơi ô chữ – Chúa nhật I mùa Vọng 2023 – Năm B

Bài đọc 1 (Is 63,16b-17.19b ; 64,2b-7)

Phải chi Chúa xé trời mà ngự xuống.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

6316bLạy Đức Chúa, Ngài mới là Cha,
là Đấng cứu chuộc chúng con:
đó là danh Ngài từ muôn thuở.
17Lạy Đức Chúa, tại sao Ngài lại để chúng con
lạc xa đường lối Ngài?
Tại sao Ngài làm cho lòng chúng con ra chai đá,
chẳng còn biết kính sợ Ngài?
Vì tình thương đối với tôi tớ
là các chi tộc thuộc gia nghiệp của Ngài,
xin Ngài mau trở lại.
19bPhải chi Ngài xé trời mà ngự xuống,
cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan
642bNgài ngự xuống :
và núi non rung chuyển trước Thánh Nhan!
3Người ta chưa nghe nói đến bao giờ,
tai chưa hề nghe, mắt chưa hề thấy
có vị thần nào, ngoài Chúa ra,
đã hành động như thế đối với ai tin cậy nơi mình.
4Ngài đón gặp kẻ sống đời công chính mà lấy làm vui
và nhớ đến Ngài khi theo đường lối Ngài chỉ dạy.
Kìa, Ngài phẫn nộ vì tội lỗi chúng con,
nhưng khi mải đi theo các đường lối của Ngài,
chúng con sẽ được cứu thoát.
5Tất cả chúng con đã trở nên như người nhiễm uế,
mọi việc lành của chúng con khác nào chiếc áo dơ.
Tất cả chúng con héo tàn như lá úa,
và tội ác chúng con đã phạm, tựa cơn gió, cuốn chúng con đi.
6Không có ai cầu khẩn danh Chúa,
cũng chẳng ai tỉnh dậy mà níu lấy Ngài,
vì Ngài đã ngoảnh mặt không nhìn đến,
và để cho tội ác chúng con phạm mặc sức hành hạ chúng con.
7Thế nhưng, lạy Đức Chúa, Ngài là Cha chúng con;
chúng con là đất sét, còn thợ gốm là Ngài,
chính tay Ngài đã làm ra tất cả chúng con.

Bài đọc 2 (1 Cr 1,3-90)

Chúng ta mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta mặc khải vinh quang của Người.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

3 Thưa anh em, xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.

4 Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su. 5 Quả vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người. 6 Thật thế, lời chứng về Đức Ki-tô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, 7 khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người. 8 Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong Ngày của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô. 9 Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.

Tin Mừng (Mc 13,33-37)

Anh em phải canh thức : anh em không biết khi nào chủ nhà đến.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

33 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. 34 Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. 35 Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. 36 Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. 37 Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức !”

Đáp án: Lễ Chúa Ki-tô Vua 2023 – Năm A

1. Chung
2. Vinh hiển
3. Chúc phúc
4. Chúa Cha
5. Khách lạ
6. Chiên
7. Nước Trời
8. Người công chính
9. Lời Chúa
10. Việc làm
11. Phục vụ
12. Đau yếu
13. Vinh quang
Từ khóa: CHÚA KITÔ LÀ VUA

Tranh tô màu – Chúa nhật I mùa Vọng – Năm B

Bài Ðọc I: Is 63, 16b-17; 64, 1. 3b-8

“Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống”.

Trích sách Tiên tri I-sai-a.

Lạy Chúa, Chúa là Cha và là Ðấng Cứu Chuộc chúng con: danh Chúa đã có từ muôn đời. Lạy Chúa, tại sao Chúa để chúng con đi lạc xa đường Chúa, và làm cho tâm hồn chúng con trở nên chai đá, không còn biết kính sợ Chúa nữa? Vì các tôi tớ Chúa, các chi tộc thừa hưởng gia nghiệp Chúa, xin hãy đoái nhìn lại.

Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống: các núi đồi rung chuyển trước tôn nhan Chúa. Chúa đã ngự xuống và các núi đồi rung chuyển trước tôn nhan Chúa. Ðó là việc từ xưa đến nay chưa từng có ai nghe thấy; lạy Chúa, không tai nào nghe thấy không mắt nào nhìn thấy một chúa nào khác ngoài Chúa đã dành những hồng ân cho những ai trông đợi Chúa. Chúa đã đón tiếp kẻ hân hoan thi hành công lý, và nhớ đến Chúa khi đi trong đường lối Chúa.

Này Chúa thịnh nộ, vì chúng con đã phạm tội. Chúng con đã luôn luôn ở trong tình trạng tội lỗi, thì làm sao sẽ được cứu rỗi? Tất cả chúng con đều đầy vết nhơ, và công nghiệp chúng con đều như chiếc áo dơ bẩn.

Và không còn ai kêu cầu thánh danh Chúa, không còn ai tỉnh thức để bám lấy Chúa. Chúa đã ẩn nấp không cho chúng con nhìn thấy nữa, và Chúa đã phó mặc chúng con cho quyền lực tội lỗi. Tuy nhiên, lạy Chúa, Chúa là Cha chúng con, chúng con là đất sét, còn Chúa là người thợ gốm, tất cả chúng con đều do tay Chúa làm nên.

Bài Ðọc II: 1 Cr 1, 3-9

“Chúng ta mong chờ Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Phao-lô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

Anh em thân mến, chúc cho anh em đầy ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta, và của Ðức Giê-su Ki-tô.

Tôi hằng cảm tạ Chúa thay cho anh em, vì ơn đã ban cho anh em trong Chúa Giê-su Ki-tô. Vì chưng, trong Ngài, anh em được tràn đầy mọi ơn: ơn ngôn ngữ và ơn hiểu biết, đúng như Chúa Kitô đã minh chứng nơi anh em, khiến anh em không còn thiếu ơn nào nữa trong khi mong chờ Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra. Cũng chính Ngài sẽ ban cho anh em bền vững đến cùng, không có gì đáng trách trong ngày Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, ngự đến. Thiên Chúa là Ðấng Trung Tín, đã kêu mời anh em hiệp nhất với Con của Người, là Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.

Phúc Âm: Mc 13, 33-37

“Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về”.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô.

Khi ấy, Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con không biết lúc đó là lúc nào. Ví như người đi phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức. Vậy các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về, hoặc là chiều tối, hoặc là nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng, kẻo khi ông trở về thình lình, bắt gặp các con đang ngủ. Ðiều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!”

Lời ca quen thuộc “Maranatha” “Ngài ơi, xin hãy đến” báo hiệu Mùa Vọng đã bắt đầu. Theo truyền thống Tây Âu và Bắc Mỹ, các nhà thờ Kitô giáo thường trưng bày gần khu vực bàn thờ một vòng nguyệt quế với 4 cây nến: 3 tím và 1 hồng. Màu sắc của bốn cây nến này tương ứng với màu sắc phụng vụ của 4 Chúa Nhật Mùa Vọng. Chính vì vậy, cứ mỗi chúa nhật từ đầu mùa Vọng cho đến trước Lễ Giáng Sinh, lần lượt mỗi cây nến sẽ được thắp sáng lên. Hôm nay, cây nến tím đầu tiên đã rực cháy. Ánh lửa lung linh của nó nhắc chúng ta về tâm tình thức tỉnh và sẵn sàng của những người đang chờ đợi và biết cách đợi chờ.Lắm khi chúng ta chờ đợi trong bực dọc và khó chịu chỉ vì tình huống cuộc sống ép chúng ta phải chờ phải đợi. Tâm tình Mùa Vọng đúng nghĩa, thưa anh chị em,không hề mang màu sắc của bị động và chán nản. Ngược lại, Mùa Vọng mang lại cho chúng niềm phấn khởi vì chúng ta biết mình đang chờ đợi ai và chờ đợi điều gì? Điều gì khiến cho người mẹ có thể thức suốt đêm ngồi canh cho con trẻ đang li bì vì cơn sốt trong góc nhỏ của phòng cấp cứu? Động lực nào khiến cho chàng nhạc sĩ trẻ thức trắng đêm viết cho xong những nốt nhạc cuối cùng của bản tình ca mà anh sắp trao tặng cho cô bạn hàng xóm người sẽ đi xa vào buổi sáng hôm sau? Chỉ có tình yêu và lòng đam mê cháy bỏng đủ sức khiến chúng ta vượt qua bóng đen của đêm dài và cơn buồn ngủ đè nặng mí mắt.

Vì vậy, chúng ta không thể để cho Mùa Vọng trôi qua chỉ như một thời gian chuẩn bị cho Đại Lễ Giáng Sinh. Nói cách khác, thật là lãng phí biết bao khi chúng ta chỉ nhìn nhận mùa Vọng như một nhân vật phụ thừa thãi đứng cạnh một bầu không khí lễ hội ồ ạt của Mùa Giáng Sinh. Không, Mùa Vọng đáng được chúng ta tận hưởng và trân trọng như một thầy dạy tỏ bày cho chúng ta về ý nghĩa của hành trình đức tin. Ước mong sao chúng ta biết làm cho mỗi giây mỗi phút của đời mình trở thành những ngọn nến Mùa Vọng. Bản thân ta hãy trở nên rực sáng với ngọn lửa yêu thương. Đời ta hãy tỏa lan những làn hơi ấm của sự say mê mãnh liệt. Chúng ta hãy sống và chờ đón Chúa trong hy vọng và xác tín.
Nguồn: Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.

Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm B

https://tgpsaigon.net/bai-viet/bai-giang-chua-nhat-cho-thieu-nhi-chua-nhat-1-mua-vong-nam-b-47443
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm B

Mc 13, 33-37

Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Cha đố chúng con hôm nay chúng ta bắt đầu bước vào Mùa nào trong năm Phụng Vụ đó ?

– Thưa cha, Mùa vọng

– Chúng con giỏi – Cha khen chúng con. Bắt đầu vào Mùa vọng Giáo Hội khuyên chúng ta điều gì nào ?

– Thưa cha, Giáo Hội khuyên tỉnh thức.

– Rất đúng…Giáo Hội mượn lời thánh Marco khuyên mọi người hãy tỉnh thức.

“Anh em hãy tỉnh thức”

– Thế tỉnh thức là thế nào nào ?

Đây cha cắt nghĩa cho chúng con. Trước hết chúng con nghe một câu chuyện nhỏ:

Một vị Bà La Môn hỏi Đức Phật:

– Ngài có phải là Thượng Đế không ?

 Đức Phật trả lời.

– Không, thưa ông.

– Vậy Ngài là một vị thánh ?

– Cũng không phải, thưa ông. Đức Phật trả lời.

– Vậy Ngài là một ảo thuật gia ?

– Cũng không phải, thưa ông. Đức Phật trả lời.

– Vậy Ngài là ai ?

– Ta là sự Tỉnh thức.

Tỉnh thức là gì ? Chữ “tỉnh” là tỉnh táo, chữ “thức” là nhận biết phân biệt. Như vậy khi gặp bất cứ việc gì trong cuộc sống, người tỉnh thức là người biết tỉnh táo nhận định cho chính xác, hiểu thật rõ ràng rồi mới đi đến quyết định hành động.

Cha muốn minh hoạ bằng một câu chuyện:

Hai thầy trò dẫn nhau vào rừng để tu luyện.

Dọc đường, thầy căn dặn trò hãy tỉnh thức đề phòng cạm bẫy và các thuốc độc giết người của trần gian đầy đau khổ và sự dữ. Bỗng hai thầy trò thầy một gói to nằm trên đường. Trò vội vàng chạy lại mở ra, rồi la lớn:

– Thầy ơi, có lẽ trời Phật đã thưởng công tu luyện cho thầy trò ta rồi. Đây là gói vàng, với số vàng này chúng ta tha hồ sống hạnh phúc.

Nghe thế, vị đạo sĩ nghiêm sắc mặt nói:

– Này con, đây không phải là nguồn hạnh phúc mà là thuốc độc đấy. Nếu không tin, con cứ để gói vàng tại đây, chúng ta leo lên một cây kia rồi sẽ thầy.

Hai thầy trò leo lên một cây gần đấy và quan sát.

Nửa giờ sau, có ba người nét mặt hung dữ đi ngang qua đó. Họ thầy cái gói mở ra và cả ba đều vui mừng kêu lên:

– Trời thương chúng ta rồi. Từ nay chúng ta không còn phải đi ăn trộm, ăn cắp nữa.

Người đầu nhóm ra lệnh cho em út:

– Chú mày đi vào làng mua rượu và đồ nhắm ra đây. Hôm nay, anh em mình phải nhậu một bữa cho đã rồi chia nhau số vàng này.

Thế là người em út đi vào làng, còn lại hai người ngồi canh giữ. Trong lúc này cả hai đều có ý định thanh toán nhau để một mình hưởng trọn gói vàng. Thế là một trong hai người đã chết, còn người kia thoi thóp nằm ôm gói vàng.

Người em út trở về với rượu và đồ nhậu, thầy cảnh trên và nghĩ đây là cơ hội để mình chiếm trọn gói vàng. Hắn vất rượu và đồ nhắm, khiêng tảng đá to giáng xuống đầu người bạn đang nằm đó và ôm gói vàng tẩu thoát.

Nhưng phần vì vừa phạm tội ác khiến lương tâm cắn rứt, phần vì mải mê nghĩ đến gói vàng nên hắn đã tông vào một chiếc xe hơi và nằm chết bên gói vàng.

Sau khi quan sát những gì đã xảy ra, thầy bảo trò:

– Đấy con thầy chưa ? Điều thầy nói lúc nãy là sự thật.

Và thầy trò tụt xuống, tiếp tục đi vào rừng.

2. Tỉnh thức để làm gì chúng con ?

Thưa để gặp được Chúa khi Ngài đến.

Thế cha hỏi chúng con: Chúa đã đến chưa ?

Thực ra thì Chúa đã đến rồi, đến cách nay hơn hai ngàn năm, nhưng theo thánh Sirilô thành Giêrusalem cắt nghĩa thì chúng ta phải hiểu thế này: “Những gì liên hệ tới Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta thường diễn ra hai lần. Hai lần Người sinh ra: một lần bởi Thiên Chúa từ trước muôn đời; một lần bởi đức Trinh nữ vào lúc thời gian viên mãn.

Hai lần Người xuống thế: lần thứ nhất thì lặng lẽ như hạt mưa rơi xuống lông chiên; Còn lần thứ hai, chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai thì oai hùng rực rỡ.

Lần giáng lâm thứ nhất, Người được bọc tã đặt nằm trong máng cỏ; lần thứ hai người khoác cẩm bào là muôn ánh hào quang.

Lần thứ nhất. Người vác Thập Giá chẳng nề nhuốc hổ; còn lần thứ hai, Người chiến thắng khải hoàn có thiên thần hộ tống.

Vậy chúng ta đừng dừng lại ở lần giáng lâm thứ nhất mà phải đợi chờ lần giáng lâm thứ hai trong vinh quang. Lần thứ nhất chúng ta đã tung hô Người: Chúc tụng đấng ngự đến nhân danh Chúa thì chúng ta sẽ lập lại y như thế trong lần thứ hai. Lúc đó chúng ta sẽ cùng với các thiên thần ra nghênh đón Chúa mà thờ lạy và tung hô: Chúc tụng đấng ngự đến nhân danh đức Chúa”.

Hơn nữa giữ hai lần đến quan trọng đó Chúa còn đến với mỗi người trong ngày Chúa gọi chúng ta ra khỏi cuộc sống sống này. Đây cũng là lần Chúa đến thật quan trọng.

Bên cạnh đó chúng con thầy Chúa còn hứa đến với những ai biết họp nhau cầu nguyện: “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.”(Mt 18,20) cũng như khi lãnh nhận bí tích đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể.

Như vậy chỉ có những người biết tỉnh thức và sằn sàng thì mới dễ gặp được Chúa.

Có một cậu bé muốn đi gặp Chúa Giêsu, để chuẩn bị cho cuộc hành trình, cậu bỏ vào giỏ mấy chiếc bánh và hai chai sữa tươi. Và cậu bé lên đường, lòng vui tươi hớn hở. Mới đi được mấy dãy phố, cậu chợt thấy một bà cụ già đang ngồi trên một chiếc ghế đá công viên. Cậu thầy mỏi chân nên quyết định ngồi nghỉ một chút bên cạnh bà lão. Cậu lấy một chai sữa tươi ra, định uống cho đỡ khát.

Nhưng nhìn sang, thấy bà cụ run lập cập, có lẽ vì đói quá chăng. Cậu liền lấy bánh lẫn sữa ra mời bà. Bà cụ nhận tất cả với một nụ cười cảm động và biết ơn ôi nụ cười mới đẹp làm sao ? Thế là hai bà cháu mải mê ngồi ăn uống và nói chuyện vui vẻ với nhau mãi.

Buổi chiều, khi cậu bé trở về nhà, bà mẹ thầy con rất vui liền hỏi:

– Hôm nay con có chuyện gì mà vui thế ?

Cậu hớn hở khoe:

– Mẹ có ngờ được không ? Hôm nay con đã cùng ngồi ăn trưa với Chúa Giêsu. Người có nụ cười thật dễ thương mẹ ạ!

Trong khi đó, bà lão cũng chậm rãi trở về nhà, lòng chan chứa một niềm bình an. Cậu con trai lớn của bà hỏi thăm ngay từ cửa:

– Mẹ ơi, sao hôm nay mẹ có vẻ vui thế nhỉ ?

Bà cụ móm mém trả lời:

– Này, con có ngờ được không ? Hôm nay mẹ đã cùng được ngồi ăn trưa với đức Giêsu. Người trẻ hơn mẹ tương nhiều con ạ!

Truyện Nhân Bản: Ngày Chúa Nhật

Người kia chê bai bạn mình vì bạn mình giữ ngày Chúa Nhựt. Người bạn nầy liền trả lời:
– “Nếu tôi có 7 đồng, tôi ra đường gặp một người ăn mày xin tôi, tôi cho anh ta sáu đồng, chú nghĩ sao?”
– “Anh thật đại độ đáng khen, và người ăn mày kia chắc phải cám ơn anh lắm.”
– “Đúng! Nhưng nó lại vật cổ tôi xuống, móc lấy thêm một đồng nữa, thì anh nghĩ sao?”
– “Cái thằng khốn nạn! Nó đáng chết!”
Người bạn liền cắt nghĩa:
– “Nầy nhé, đó là câu truyện của ngày Chúa Nhật: Chúa cho chú sáu ngày làm việc, Chúa chỉ giữ lại cho Ngài một ngày Chúa Nhật. Thế mà chú không biết ơn Chúa, không biết tôn trọng ý của Chúa, cướp ngay cả ngày Chúa Nhật là ngày của Chúa. Cử chỉ của chú có khác chi cử chỉ của cái thằng vô ơn độc ác kia không?”Bài học
Ngày Chúa nhật là ngày dành riêng cho Thiên Chúa để ta thờ phượng Ngài đặc biệt hơn các ngày khác trong tuần.Điều răn thứ ba Chúa dạy chúng ta phải giữ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc. ​Nhưng trong thực tế, chúng ta thấy vẫn còn nhiều người đi làm trong ngày Chúa Nhật, nhiều người vẫn bỏ lễ, nhiều em không đi học Giáo lý mà lại đi chơi, đi làm những việc không tốt.
Chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho chính chúng ta và cho hết mọi người trong Hội Thánh biết sống ngày Chúa Nhật như lời Chúa dạy.

Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm B

https://tgpsaigon.net/bai-viet/thanh-kinh-bang-hinh-chua-nhat-1-mua-vong-nam-b-30541
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm B

Phúc Âm Mc 13, 33-37
Hãy tỉnh thức

Dân Do Thái sau bao năm chờ đợi Ðấng Cứu Thế, có lúc tưởng chừng như ngã lòng. Thiên Chúa luôn gửi tới nhiều ngôn sứ đi trước dọn đường cho Ðấng cứu tinh. Các tiên tri đã không ngớt loan báo cho dân về một Ðấng cứu thế sẽ tới để giải thoát dân khỏi ách nô lệ, đồng thời mang lại niềm hạnh phúc, ơn giải thoát cho mọi người. Ðấng cứu độ là Chúa Giêsu, Con một Thiên Chúa sẽ tới trong lịch sử nhân loại. Ðấng ấy quả thực đã tới cách đây hơn hai ngàn năm trong đất nước Do Thái. Hình ảnh ấy, Hội Thánh dùng đi dùng lại mỗi năm để nhắc nhớ mọi người hãy tin tưởng đợi chờ, hãy tỉnh thức để nhận ra Chúa đang hiện diện trong các dấu chỉ của thời đại hôm nay, nhận ra Chúa nơi cuộc sống và gặp được Chúa nơi chính mình, nơi người anh em của mình.

Tỉnh thức,Tin Mừng nhắc tới hôm nay còn là sự thức tỉnh của mọi người đối với bổn phận của mình mỗi ngày. Tỉnh thức để có thể nhận ra kẻ trộm đang đào ngạch khóet vách. Tỉnh thức để đón chủ trở về khi chủ trẩy đi xa, trao cho mỗi người một số bạc để làm lợi ra. Chúa luôn nhắc nhở cho mọi người hãy tỉnh thức để sống xứng đáng với đời sống Kitô hữu của mình. Vì đạo của Chúa là đạo tình thương, đạo cởi mở, chứ không phải đạo được đóng khung trong bốn bức tường, đạo an phận trong một số kinh kệ nào đó mà thực tế không sống theo đòi hỏi của Tin Mừng. Cái thức tỉnh mà Tin Mừng Marcô gợi lại trong mùa Vọng này còn dẫn nhân loại đi xa hơn nữa: đức tin mà mỗi người đã lãnh nhận cần phải tỏa sáng, vượt qua những giới hạn cá nhân để tới với những người khác.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Thánh Kinh bằng tiếng Việt

Thánh Kinh bằng tiếng Anh