Thiếu Nhi Sống Lời Chúa tuần Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh năm C 04/05/2025
BÀI ĐỌC I: Cv 5, 27b-32. 40b-41
“Chúng tôi là chứng nhân các lời đó cùng với Thánh Thần”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, thầy thượng tế hỏi các tông đồ rằng: “Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?” Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta. Thiên Chúa cha ông chúng ta đã cho Đức Giêsu sống lại, Đấng mà các ông đã giết khi treo Người trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Đấng Cứu Độ, để ban cho Israel được ăn năn sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người!” Họ ra lệnh đánh đòn các tông đồ và tuyệt đối cấm không được nhân danh Đức Giêsu mà giảng dạy nữa, đoạn tha các ngài về. Vậy các ngài ra khỏi công nghị, lòng hân hoan vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Đức Giêsu.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 29, 2 và 4. 5 và 6. 11 và 12a và 13b
Đáp: Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con (c. 2a).
Hoặc đọc: Alleluia.
1) Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ.
2) Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài. Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai lại được mừng vui hoan hỉ.
3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con, lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con; lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời.
BÀI ĐỌC II: Kh 5, 11-14
“Chiên Con đã bị giết, xứng đáng lãnh nhận quyền năng,… vinh quang và lời chúc tụng”.
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan, đã thấy và nghe tiếng các thiên thần đông đảo vòng quanh ngai vàng, tiếng các sinh vật và các vị kỳ lão; số họ đông hằng ngàn hằng vạn, họ lớn tiếng tung hô rằng: “Chiên Con đã bị giết, xứng đáng lãnh nhận quyền năng, phú quý, khôn ngoan, sức mạnh, danh dự, vinh quang và lời chúc tụng”. Tôi lại nghe mọi thọ tạo trên trời, trên đất, dưới đất, trên biển và dưới biển, tung hô rằng: “Chúc Đấng ngự trên ngai và chúc Chiên Con được ca tụng, danh dự, vinh quang, quyền năng đến muôn đời”. Bốn sinh vật thưa: “Amen”, và hai mươi bốn vị kỳ lão sấp mặt xuống và thờ lạy Đấng hằng sống muôn đời.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta”. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 21, 1-14 hoặc 1-19
“Chúa Giêsu đến, cầm bánh và cá trao cho họ ăn”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: “Simon-Phêrô, Tôma (cũng gọi là Điđymô), Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ khác nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: “Tôi đi đánh cá đây”. Các ông kia nói rằng: “Chúng tôi cùng đi với ông”. Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: “Này các con, có gì ăn không?” Họ đồng thanh đáp: “Thưa không”. Chúa Giêsu bảo: “Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được”. Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.
Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: “Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây”. Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách. Chúa Giêsu bảo rằng: “Các con hãy lại ăn”. Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi “Ông là ai?”, vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Đây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.
Vậy khi các Ngài đã điểm tâm xong, Chúa Giêsu hỏi Simon Phêrô rằng: “Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người bảo ông: “Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy”. Người lại hỏi: “Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người bảo ông: “Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy”. Người hỏi ông lần thứ ba: “Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?” Phêrô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba: “Con có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người bảo ông: “Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến”. Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo ông: “Con hãy theo Thầy”.
Đó là lời Chúa
Lời nguyện tín hữu
Chủ tế: Anh chị em thân mến! Đức Ki-tô phục sinh luôn hiện diện và ban tràn đầy niềm vui cho chúng ta. Với niềm tin tưởng vững vàng, chúng ta cùng dâng lên Chúa những lời nguyện xin:
- “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các vị chủ chăn trong Giáo Hội luôn can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh, trước những thách đố và cám dỗ của thời đại này.
- “Chúng tôi cùng đi với anh”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các nhà lãnh đạo trên thế giới biết cùng nhau nỗ lực bảo vệ sự sống, và xây dựng hòa bình.
- “Anh em đến mà ăn”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu còn khô khan và nguội lạnh, nhận được ơn hoán cải, để chạy đến với bí tích Thánh Thể, là của ăn dưỡng nuôi linh hồn.
- “Hãy theo Thầy”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mỗi người trong cộng đoàn chúng ta luôn hân hoan bước theo Đức Ki-tô, dù gặp phải những khó khăn và thử thách trong đời sống hằng ngày.
Chủ tế: Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã thương ban cho chúng con niềm vui phục sinh. Xin cho chúng con cũng biết chia sẻ niềm vui đó với những người chúng con gặp gỡ. Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con.
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Phục sinh năm C
Chúng con yêu quí,
1. Chúng con lại được nghe một bài Tin Mừng dài nữa thuật lại cho chúng ta câu chuyện về việc Chúa Giêsu Phục sinh.
Cha đố chúng con câu chuyện hôm nay xảy ra ở đâu?
– Ở biển hồ Tibêria.
– Biển hồ này ở miền nào của nước Do thái vậy?
– Ở miền Bắc!
– Miền này cò tên gọi là miền gì?
– Miền Gallilê.
– Chúa hiện ra với ai nhỉ?
– Với các môn đệ của Chúa.
– Có phải với tất cả các môn đệ không?
– Thưa không….Chỉ hiện ra với 7 môn đệ là những người trước đây đã sinh sống tại miền này mà thôi.
Đối với Chúa Giêsu thì đây là nơi có thật nhiều kỷ niệm êm đềm.
Chúng con biết nơi đây có làng Nagiareth thân yêu. Và đây là nơi Chúa bắt đầu công cuộc rao giảng Tin Mừng của Chúa.
Chính ở nơi đây Chúa đã chọn các môn đệ đầu tiên. Đó là ông Phêrô, An drê, Giacôbê và Gioan.
Vâng đúng là Chúa đã bắt đầu những việc hết sức quan trọng từ vùng đất này và phần lớn công việc rao giảng Tin Mừng của Chúa diễn ra tại ở đây. Hằng năm Chúa có về Giêrusalem nhưng chỉ về vào những dịp quan trọng nhất là những dịp lễ, về vì bổ phận.
Cha đố chúng con Giêrusalem ở chỗ nào trong nước Do thái?
– Thưa ở miền Nam đất nước Do Thái.
– Miền này gọi là miền nào chúng con?
– Miền Giuđêa nơi có một địa điểm rất quan trọng và cũng rất nổi tiếng đó là thành thánh Giêrusalem.
Giêrusalem là thủ đô của nước Do thái, nơi mà Chúa Giêsu mới trải qua những ngày đau khổ tột cùng và chết một cách tất tưởi như một tên tử tội tại đây.
Chúng con biết sau khi Chúa từ cõi chết sống lại, đầu tiên Chúa đã hiện ra với Bà Maria Mađalena. Và cũng chính bà là người đầu tiên mang Tin Mừng Phục sinh báo cho các môn đệ. Rồi Chúa hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmau. Sau đó đích thân Chúa hiện ra cho các môn đệ. Chúng con còn nhớ không. Lần đầu tiên Chúa hiện ra thì không có mặt ông Tôma ở đó. Tới lần thứ hai ông Tôma mới có mặt. Chúng con còn nhớ câu chuyện của ông Tôma không? Trong câu chuyện này chúng con còn nhớ Chúa nói với ông Tôma thế nào không? Ai nhớ được nói cho cha nghe coi nào?
– Chúa nói với ông Tôma: “Phúc cho những ai không thấy mà tin”
Sau lần hiện ra này như đã báo trước, Chúa hẹn gặp các môn đệ ở Gallilê. Và hôm nay là ngày Chúa thực hiện lời hứa.
2. Theo Tin Mừng thì sau lần hiện ra với các môn đệ trong đó có cả ông Tôma, Chúa Giêsu không hiện ra một lần nào ở Giêrusalem nữa. Chính vì thế mà các môn đệ “Giải tán” và như Tin Mừng ghi lại thì ông Phêrô cũng như nhóm các môn đệ đầu tiên của Chúa cũng trở về quê quán của mình. Quê quán của họ đều ở miền Gallilê.
Trong khi chờ đợi Chúa thực hiện lời hứa thì hôm đó Phêrô nói với một nhóm anh em: “Tôi đi đánh cá đây”. Các ông khác đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh”. Đêm hôm ấy họ không bắt được con cá nào…sự việc rất giống với lần đầu tiên lúc họ mới gặp Chúa. Rồi có một người đứng đó. Người ấy bảo đem lưới mà thả bên phải mạn thuyền. Họ làm như thế và bắt được rất nhiều cá. Gioan thốt lên:
– Thầy đó.
Phêrô choáng váng. Ông vội khoác áo vào, nhảy xuống khỏi thuyền bơi thật nhanh vào bờ.
Trên bờ, Chúa đã nhóm lửa sẵn và bảo họ đi lấy cá.
Phêrô vội vàng thi hành. Ông không dám hỏi một lời.
Sau bữa ăn Chúa phá vỡ im lặng. Ngài quay về phía Phêrô. Ông vẫn im lặng. Chúa hỏi:
– Simon con Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không? (Chúa gọi ông bằng tên riêng của ông chứ không gọi bằng tên Chúa đặt: Phêrô: Đá)
Ông cảm thấy như đau nhói ở trong lòng. Trả lời với Chúa làm sao bây giờ. Nhìn vào tận cõi lòng ông thấy lòng yêu Chúa vẫn còn nóng bỏng. Ông nói thật và để cho Chúa phán xét:
– Thưa Thầy, thầy biết con yêu mến Thầy.
Chúa lại nhìn ông một lần nữa rồi Ngài lặp lại cũng một câu hỏi như trên:
– Simon con Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?
Ông cũng lập lại câu trả lời như ông đã trả lời ở trên.
– Thưa Thầy có. Thầy biết con yêu mến Thầy.
Rồi lần thứ ba Chúa lại hỏi để được nghe lại một lần nữa lời tuyên xưng tình yêu của một kẻ được Chúa yêu thương nhất, nhưng cũng đã vấp phạm nhiều nhất.
– Simon con Gioan, con có yêu mến Thầy không?
– Thưa Thầy, thầy biết mọi sự. Thầy biết rằng con yêu mến thầy.
Ba lần ông chối Ngài,
Ba lần Chúa cho ông cơ hội để nhắc lại tiếng nói tình yêu để tuyên xưng lòng tin tưởng của mình.
Không một lời rầy la
Không một lời trách móc
Không một lời buộc tội
Chỉ là cơ hội để xác định lại mối dây liên hệ yêu thương.
Đó là cách Chúa cư xử với những kẻ khiêm nhường và rồi sau đó ông bắt đầu một đoạn đời mới:
– Hãy chăn giữ các chiên của ta.
Phêrô được sai đi đến Giêrusalem, trở về chính nơi ông đã vấp ngã và lúc này ông đủ can đảm để không phản đối.
Ông vâng lời trở về Giêrusalem và ở đó lần đầu tiên ông rao giảng là rao giảng cho những người đã hò la muốn giết chết Thầy của mình.
Ông dùng khả năng của ông để đem về cho Chúa 3000 tín hữu sau bài giảng đầu tiên.
Ông phải giáp mặt với gian nguy, bắt bớ.
Trước kia ông run sợ trước câu hỏi của một đứa con gái. Giờ đây ông đối diện với cả một đám đông mà không hề run rẩy.
Câu chuyện truyền kỳ về những ngày cuối cuộc đời ông chắc chắn cũng chứa đựng ít nhiều sự thật. Ông đến Roma trong thời kỳ bắt đạo. Lúc cơn bách đạo dâng cao, ông đã sợ hãi và muốn lẩn trốn nhưng vừa ra khỏi thành thì ông gặp một người vai mang thập giá đang đi ngược hướng về phía thành.
Ông hỏi:
– “Quo vadis”: Ngài đi đâu đó?
Người ấy trả lời:
– Ta đi vào Roma để cho người ta đóng đinh Ta một lần nữa
Phêrô hiểu ý. Ông quay đầu trở lại. Ông vào Roma và chịu tử đạo tại đó. Truyền thống kể rằng ông cảm thấy không xứng đáng được chịu đóng đinh một cách như thầy nên ông xin được chết trên thập giá trong tư thế đầu lộn ngược xuống đất.
Ông thực hiện đúng lời của Chúa:
– Khi về già ngươi sẽ dang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho và lôi ngươi đi đến nơi ngươi không muốn” (Ga 21,18-19)
Đó là câu chuyện về ông Phêrô.
Vui học Thánh Kinh Chúa Nhật III Mùa Phục Sinh, năm C: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự;…
Tin Mừng thánh Gioan 21,1-19
Đức Giêsu hiện ra ở Biển Hồ Tibêria
1Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Tibêria. Người tỏ mình ra như thế này. 2Ông Simôn Phêrô, ông Tôma gọi là Điđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. 3Ông Simôn Phêrô nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây”. Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.
4Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giêsu. 5Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: “Thưa không”. 6Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. 7Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến nói với ông Phêrô: “Chúa đó!” Vừa nghe nói “Chúa đó!”, ông Simôn Phêrô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. 8Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.
9Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. 10Đức Giêsu bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây!” 11Ông Simôn Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. 12Đức Giêsu nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. 13Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. 14Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.
15Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simôn Phêrô: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. 16 Người lại hỏi: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.”17 Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giêsu bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. 18Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”. 19Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy.”
1After this, Jesus revealed himself again to his disciples at the Sea of Tiberias. He revealed himself in this way. 2Together were Simon Peter, Thomas called Didymus, Nathanael from Cana in Galilee, Zebedee’s sons, and two others of his disciples. 3Simon Peter said to them, “I am going fishing”. They said to him, “We also will come with you”. So they went out and got into the boat, but that night they caught nothing.
4When it was already dawn, Jesus was standing on the shore; but the disciples did not realize that it was Jesus. 5Jesus said to them, “Children, have you caught anything to eat?” They answered him, “No”. 6So he said to them, “Cast the net over the right side of the boat and you will find something”. So they cast it, and were not able to pull it in because of the number of fish. 7So the disciple whom Jesus loved said to Peter, “It is the Lord.” When Simon Peter heard that it was the Lord, he tucked in his garment, for he was lightly clad, and jumped into the sea. 8 The other disciples came in the boat, for they were not far from shore, only about a hundred yards, dragging the net with the fish.
9When they climbed out on shore, they saw a charcoal fire with fish on it and bread. 10Jesus said to them, “Bring some of the fish you just caught”. 11So Simon Peter went over and dragged the net ashore full of one hundred fifty-three large fish. Even though there were so many, the net was not torn. 12Jesus said to them, “Come, have breakfast.” And none of the disciples dared to ask him, “Who are you?” because they realized it was the Lord. 13Jesus came over and took the bread and gave it to them, and in like manner the fish. 14This was now the third time Jesus was revealed to his disciples after being raised from the dead.
15When they had finished breakfast, Jesus said to Simon Peter, “Simon, son of John, do you love me more than these?” He said to him, “Yes, Lord, you know that I love you”. He said to him, “Feed my lambs.” 16 He then said to him a second time, “Simon, son of John, do you love me?” He said to him, “Yes, Lord, you know that I love you”. He said to him, “Tend my sheep”. 17He said to him the third time, “Simon, son of John, do you love me?” Peter was distressed that he had said to him a third time, “Do you love me?” and he said to him, “Lord, you know everything; you know that I love you”. (Jesus) said to him, “Feed my sheep. 18Amen, amen, I say to you, when you were younger, you used to dress yourself and go where you wanted; but when you grow old, you will stretch out your hands, and someone else will dress you and lead you where you do not want to go”. 19He said this signifying by what kind of death he would glorify God. And when he had said this, he said to him, “Follow me”.
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy viết câu TM thánh Gioan 21,17
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
01. Tại đâu Đức Giêsu gặp các môn đệ và trao quyền chăm sóc đoàn chiên cho Phêrô? (Ga 21,1)
a. Thành Giêrusalem.
b. Thành Caphácnaum.
c. Sông Giođan.
d. Biển Hồ Tibêria.
02. Lúc đầy cá, các môn đệ đếm được bao nhiêu con? (Ga 21,11)
a. 120 con.
b. 150 con.
c. 153 con.
d. 170 con.
03. Khi lên bờ, quây quần bên Đức Giêsu, ngài đã trao gì cho các ông ăn? (Ga 21,13)
a. Cá.
b. Rượu.
c. Bánh.
d. Chỉ a và c đúng.
04. Đức Giêsu hỏi ông Phêrô: “Này anh simon, con ông Gioan, anh có mến thầy hơn các người này không?” bao nhiêu lần? (Ga 21,15-19)
a. 1 lần.
b. 2 lần.
c. 3 lần.
d. 7 lần.
05. Sau khi hỏi Phêrô: “Anh có mến thầy hơn các người này không?”, Đức Giêsu đã làm gì? (Ga 21,15-19)
a. Chúc lành cho Phêrô.
b. Thổi hơi ban Thánh Thần.
c. Bảo anh thật hạnh phúc vì được Chúa Cha mạc khải cho.
d. Bảo anh: “Hãy chăm sóc cho chiên của Thầy”.
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Tên gọi khác của Tôma? (Ga 21,2)
02. Đức Giêsu trao quyền chăm sóc đoàn chiên cho ai? (Ga 21,15-19)
03. Khi lưới đầy cá, người môn đệ Chúa thương nói với ông Phêrô điều gì? (Ga 21,7)
04. Trước các câu hỏi của Đức Giêsu, ông Phêrô bày tỏ tấm lòng của mình với Thầy điều gì? (Ga 21,15-19)
05. Ai trao quyền chăm sóc đoàn chiên cho ông Phêrô? (Ga 21,15-19)
06. Đức Giêsu trao gì cho các ông cùng ăn? (Ga 21,13)
Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
“Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”.
Tin Mừng thánh Gioan 21,17b
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH C
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề: Chúa Giêsu và ông Phêrô
* Câu Tin Mừng thánh Gioan 21,17
“Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?”
II. TRẮC NGHIỆM
01. d. Biển Hồ Tibêria (Ga 21,1)
02. c. 153 con (Ga 21,11)
03. d. Chỉ a và c đúng (Ga 21,13)
04. c. 3 lần (Ga 21,15-19)
05. d. Bảo anh: “Hãy chăm sóc cho chiên của Thầy” (Ga 21,15-19)
III. Ô CHỮ
01. Didymô (Ga 21,2)
02. Phêrô (Ga 21,15-19)
03. “Chúa đó!”(Ga 21,7)
04. Yêu mến (Ga 21,15-19)
05. Đức Giêsu (Ga 21,15-19)
06. Bánh (Ga 21,13)
Hàng dọc: Yêu Mến
Học hỏi Phúc âm: Chúa nhật 3 Phục Sinh năm C
“Này Simôn, con Gioan, anh có yêu mến Thầy không?”
1. Trong Tin Mừng Gioan, từ chương 1 đến chương 20, có chỗ nào nói rằng các môn đệ làm nghề đánh cá không? Đọc Ga 21, 1-3. Nhóm môn đệ này gồm những ai? Nhóm này có “người môn đệ Chúa yêu” không?
2. Đọc Ga 21, 1-3 và cho thấy nhóm bảy người này đã có một tình bạn thân thiết.
3. Tìm những điểm chung trong hai mẻ cá ở Lc 5, 4-6 và Ga 21, 6.
4. Các môn đệ không sao kéo nổi (Ga 21, 6). Kéo là việc của ai? Đọc Ga 6, 44; 12, 32. Tự sức các môn đệ có kéo được không? Đọc Ga 15, 4-5.
5. Ai là người nhận ra Đấng phục sinh đầu tiên? Đọc Ga 20, 7-8. Khi nhận ra, anh ấy làm gì?
Khi Phê-rô nhận ra, anh ấy làm gì? Các môn đệ khác làm gì? Tại sao có sự khác biệt như vậy?
6. Đọc Ga 21, 9-10. Khi dọn bữa sáng cho các môn đệ, Đức Giêsu phục sinh đã đem lại cho họ những điều gì? Tại sao Ngài lại cần cá các ông mới bắt được?
7. Đọc Ga 21, 14. Hai lần tỏ mình trước của Đức Giêsu là những lần nào?
8. Thánh Phêrô có được Chúa Giêsu tha thứ tội chối Thầy chưa? Đọc Ga 21, 15-17. Đâu là điều kiện để trở nên người mục tử lãnh đạo trong Giáo hội?
GỢI Ý CẦU NGUYỆN: Bạn học được gì từ cách cư xử của Chúa Giêsu phục sinh với các môn đệ? “Theo Chúa Giê su” có dễ không? Đọc Ga 21, 18-19.
PHẦN TRẢ LỜI
- Khác với các Tin Mừng Nhất lãm, Tin Mừng Gioan (chương 1-20) không hề nói đến việc các môn đệ Chúa Giêsu làm nghề đánh cá. Nhưng chương cuối của Tin Mừng này (chương 21 là một chương được thêm vào sau) lại kể chuyện nhóm môn đệ của Chúa Giêsu gặp nhau ở biển hồ Ti-bê-ri-a để cùng nhau đi đánh cá (Ga 21, 1-3). Đứng đầu là Simon Phêrô, rồi đến Tôma, Nathanaen, hai người con ông Dê-bê-đê, và hai môn đệ khác nữa. Cả thảy bảy người. Trong bảy người này có “người môn đệ Đức Giêsu yêu mến” (Ga 21, 7). Theo truyền thống xưa, người môn đệ Đức Giêsu yêu mến chính là Gioan, một trong hai người con của ông Dê-bê-đê.
- Sau cuộc Khổ nạn của Thầy, họ trở về vùng Galilê, trở về làng quê của họ ở quanh biển hồ Ti-bê-ri-a (cũng gọi là hồ Galilê hay Ghen-nê-xa-rét), vì Thầy Giêsu đã hẹn gặp các môn đệ ở đó (Mt 26, 32; Mc 14, 28; x. Mt 28, 7; Mc 16, 7). Biển hồ Ti-bê-ri-a là nơi Thầy Giêsu đã gọi các môn đệ đầu tiên, nơi có nhiều kỷ niệm thầy trò. Đây là một nhóm bạn thân thiết. Họ “ở với nhau” (Ga 21, 2). Chỉ cần Simôn nói: “Tôi đi đánh cá đây”, họ hiểu ngay đây là một lời mời của ông, và họ đã đáp lời, muốn “cùng đi với ông”. Họ đã cùng nhau vất vả suốt đêm mà không được gì. Cùng ở, cùng đi, cùng làm việc, cùng chia sẻ một thất bại: đó là những kinh nghiệm mà nhóm bạn này đã trải qua.
- Chúa Giêsu phục sinh đứng trên bờ nhưng họ không nhận ra. Câu hỏi của Ngài chạm vào nỗi đau của họ, vì quả thực họ đã hoàn toàn thất bại sau một đêm đánh cá (Ga 21, 5). Khi họ vâng phục Chúa, thả lưới bên phải thêm một lần nữa, thì họ được một mẻ cá kinh khủng: lưới đầy ắp cá, không thể đưa cá lên thuyền được, đành kéo lưới cá dưới nước mà chèo vào bờ (Ga 21, 6.8). Mẻ cá này làm ta nhớ đến mẻ cá ở Lc 5, 4-6. Có những điểm tương tự trong cả hai trình thuật: các môn đệ vất vả suốt đêm mà không được gì, vào buổi sáng họ đã vâng lời Thầy thả lưới, và lập tức họ được một mẻ cá lớn không ngờ. Mẻ cá ở Luca làm lưới suýt rách, cá được đưa lên hai thuyền đầy ắp, đến gần chìm (Lc 5, 6.7). Như thế cả hai mẻ cá đều vừa nhiều, vừa chẳng tốn công gì. Các môn đệ đã vâng lời và lập tức có phép lạ.
- Mẻ cá lớn đến mức các ông không thể “kéo” nổi (Ga 21, 6). Trong Tin Mừng Gioan, Động từ “kéo” (helkein) đã được dùng hai lần khác. Cha là Đấng “kéo” từng người đến với Chúa Giêsu (Ga 6, 44). Chúa Giêsu khi chịu giương cao trên thập giá sẽ “kéo” mọi người về với Ngài (Ga 12, 32). Khả năng “kéo” là khả năng của Thiên Chúa. Không có Chúa, chúng ta không thể sinh trái (x. Ga 15, 4-5), cũng không kéo được nhân loại về với Chúa.
- “Người môn đệ Đức Giêsu yêu mến” là người đầu tiên nhận ra người đàn ông đứng trên bãi biển là Thầy Giêsu (Ga 21, 7). Khi nhận ra Ngài, anh nói với Phêrô: “Chúa đó!” Sau đó, ta không thấy anh ấy làm gì hay có phản ứng gì nữa. Có lẽ anh giữ thái độ trầm lặng suy tư về những điều xảy ra. Còn Phêrô, khi nghe giới thiệu “Chúa đó”, ông đã khoác áo vào và nhảy xuống biển. Phêrô có phản ứng nồng nhiệt hơn. Ông háo hức gặp lại Thầy. Ông vội bơi vào bờ có lẽ vì thuyền kéo lưới cá đi chậm quá. Ông sợ Thầy đi mất. Không rõ các môn đệ khác có nghe lời giới thiệu “Chúa đó !” hay không, chỉ thấy họ tiếp tục chèo thuyền vào bờ, kéo theo mẻ cá lớn. Chúng ta thấy các ông có những phản ứng khác nhau, tùy tính khí, hoàn cảnh mỗi người, nhưng tất cả đều yêu mến Thầy. Nếu tất cả đều bắt chước phản ứng của Phêrô thì rất phiền!
- Chúa Giêsu phục sinh đã dọn bữa sáng cho các môn đệ. Có bánh và cá được nướng trên than hồng. Dù thuộc về thế giới trên cao, Chúa Giêsu vẫn quan tâm đến chuyện dưới đất. Bữa sáng trên bờ biển đem lại cho các ông nhiều điều mà họ đang cần: sự ấm áp của than hồng, thức ăn sau một đêm vất vả, sự hiện diện thân thương của vị Thầy đã chết nay đang sống, Thầy trò hạnh phúc ngồi quanh đống lửa… Tuy Chúa đã có cá nướng rồi, nhưng Ngài vẫn đòi các ông đóng góp bằng chính cá các ông mới bắt được (Ga 21, 10), để bữa ăn là của mọi người.
- Đây là lần thứ ba Chúa Giêsu tỏ mình cho các môn đệ sau khi được phục sinh. Hai lần tỏ mình trước là ở Ga 20, 19-23 và Ga 20, 24-29. Cả ba lần đều cho các môn đệ (không kể lần hiện ra cho chị Maria Mác-đa-la ở Ga 20, 11-18).
- Chúa Giêsu phục sinh nướng cá và bánh, và ngồi với các môn đệ bên đống lửa, điều đó cho thấy Ngài đã tha thứ cho các ông tội bỏ Thầy rồi. Sau bữa ăn, Ngài đã hỏi ông Simôn ba lần về tình yêu, và đã nghe ông tuyên xưng ba lần về tình yêu đối với Thầy, như thế là Đức Giêsu đã tha thứ cho Simôn tội chối Thầy ba lần trong dinh thượng tế rồi (Ga 18, 16-17.25-27). Hơn nữa Ngài còn giao cho ông sứ mạng chăn dắt đàn chiên của Ngài (Ga 21, 15-17).
-
Trò chơi ô chữ – Chúa nhật III Phục sinh – Năm C
MẪU 1 – NĂM 2025