HÃY YÊU MẾN VÀ CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH MỤC BẠN NHÉ (ĐẶC BIỆT LÀ CHA XỨ CỦA BẠN ĐÓ)

Không có mô tả ảnh.

Tản mạn cuối tháng 8 (31/8) một tháng có nhiều biến cố đặc biệt : bắt đầu với thánh Alphongso Maria Liguori (lập dòng Chúa Cứu Thế) , biến cố Chúa Hiển Dung, Thánh Đaminh (lập dòng Daminh giảng thuyết), thánh Laurenso phó tế tử đạo đầu tiên, thánh Maximiliano Maria Kolbe linh mục tử đạo, Đức Mẹ Lên Trời, thánh Bernardo viện phụ, thánh Pio X giáo hoàng, Đức Maria Trinh Nữ Vương, Thánh Bartolomeo, thánh Monica, thánh Augustino, và kỷ niệm Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết. Một tháng hội tụ đầy đủ cuộc đời của một linh mục phải có: những nốt thăng nốt trầm, những sự thánh thiện và cám dỗ, những vinh quang và đau khổ, hãy yêu mến các linh mục bạn nhé.
LINH MỤC LUÔN LUÔN SAI
1. Nếu làm lễ đúng giờ, THÌ NGƯỜI TA NÓI: đồng hồ của ngài chạy nhanh.
Còn nếu trễ một phút, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài bắt mọi người phải đợi.
2. Nếu ngài giảng dài THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài làm cho người ta chán ngấy.
Còn nếu giảng ngắn, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài không chuẩn bị.
3. Nếu mua một chiếc xe hơi, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài sống xa hoa.
Còn nếu không có, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài lạc hậu.
4. Nếu ngài thăm viếng các gia đình, thì THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài chạy rông suốt ngày.
Còn nếu không đi thăm, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài không quan tâm đến họ.
5. Nếu ngài xin đóng góp, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài là kẻ làm tiền.
Còn nếu không xin quyên góp, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài quá cao ngạo và lười biếng.
6. Nếu ngài ngồi tòa giải tội hơi lâu, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài quá rề rà.
Còn nếu ngồi tòa nhanh sớm, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài không dành thời gian cho các hối nhân.
7. Nếu ngài sửa sang nhà thờ, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài ném tiền qua cửa sổ.
Còn nếu không làm, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài thiếu sáng kiến.
8. Nếu làm việc với người già, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài hủ lậu.
Còn nếu làm việc với giới trẻ, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài thích bay nhảy.
9. Nếu thấy ngài đi với các bà, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài là dân chơi.
Còn nếu chỉ đi với đàn ông, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài không bình thường.
10. Nếu ngài còn trẻ, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài thiếu kinh nghiệm.
Còn nếu già đi, THÌ NGƯỜI TA NÓI: ngài nên về hưu.
11. Bao lâu ngài còn sống, THÌ NGƯỜI TA NÓI: luôn có người tốt hơn ngài.
Nhưng khi ngài chết rồi, THÌ NGƯỜI TA NÓI: không ai thay chỗ ngài được.

TU…THẬT LÒNG!

Tu thật lòng – yêu Chúa thật lòng – mến Chúa thật nhiều… Có lẽ mãi là điệp khúc tôi chẳng bao giờ quên nhắc nhở chính mình trong từng ngày sống trong nhà Chúa! 

Những câu chuyện về “cái giả – cái thật”, ngay từ thời Đức Giêsu đã xuất hiện và tồn tại. Đức Giêsu thường cảnh báo những người sống theo kiểu “tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”. Chúa có vẻ như rất…ghét sự giả hình, hay nói cách khác là những người sống không thật lòng: “khốn cho các người… các người chẳng khác gì mồ mả tô vôi…”(x. Mt 23)! Đặc biệt là chuyện không “thật lòng” trong chuyện tâm linh.

Thực lòng mà nói, khi nghe những thông tin về linh mục, tu sĩ giả, tôi thấy mình bị một thứ cám dỗ vô cùng ngọt ngào và hợp lý: rằng TÔI LÀ TU SĨ THẬT! Tôi không phải là tu sĩ giả… Các bạn hữu của tôi cũng là những linh mục, tu sĩ thật, chả ai là giả cả! Mừng… Tôi tự hào rằng, mình là nữ tu thật, chẳng lo bị người ta “bắt quả tang” là nữ tu giả. Chẳng lo bị người ta ném đá hay truy đuổi. Tuy nhiên, nghĩ thêm xíu nữa thì tôi lại thấy mình có họ hàng với mấy “bác” Phariseu khi cầu nguyện: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì con không như bao kẻ khác”… Không phải một mình tôi, mà tôi nghĩ, có lẽ sẽ có nhiều người “nhà tu” chúng ta cũng đang âm thầm quả quyết một “chân lý” tựa tựa như thế.

Đúng! Tôi là nữ tu thật. Cũng giống như những người bạn của tôi, họ là những linh mục, tu sĩ thật! Họ công khai thuộc về một cộng đoàn giáo phận, một dòng tu và được chứng thực một cách công khai với sự chứng kiến của cộng đoàn ngày khấn dòng, ngày thụ phong linh mục. Những người “tu thật” thực sự đã trải qua những năm tháng miệt mài đèn sách, trải qua những khó khăn mệt mỏi trống vắng của kiếp tu hành… Và họ đã vượt lên tất cả để có thể được coi là “xứng đáng” trở nên linh mục, trở thành tu sĩ của Chúa Kito, được sự nhìn nhận pháp lý của toàn thể Giáo Hội…

Nhưng dường như, cái gọi là “tu thật” của chúng tôi vẫn chưa đủ!

Những “cú sốc tâm linh” mỗi ngày thêm chồng chéo trong Giáo Hội, giống như những “trò lừa đảo dưới tháp chuông” ấy như đang xé toạch cái mảnh bầu trời “tự tại” của tôi. Nó như những tiếng còi báo động của một khu phố bị bốc cháy, làm tôi buộc phải tỉnh ngộ! Những tấm vé an toàn của tôi dường như đang bị gạch chéo và buộc tôi phải nhìn lại chính mình – những người “Tu Thật”!

“Đồ ngốc”!- Tôi nghe thấy tiếng Chúa vẳng sát bên tai mình, khi tôi đang an nhàn bước đi trên con đường “tu thật”, vì cảm thấy mình được “yêu hơn” những người khác. Tôi “ngốc”, bởi tôi đang an tâm với vị thế của mình. Những êm ái của đời tu đang dần nuốt gọn tôi vào cái vỏ bọc yên hàn, vô lo vô tư. Chẳng có gì làm mình phải bận tâm. Người ta là linh mục, tu sĩ giả, còn tôi… tôi là tu sĩ thật!

Nhưng, liệu tôi có thật sự là tu sĩ “thật”?

Trong kì linh thao trước khi khấn lần đầu, vị hướng dẫn linh thao của tôi đã dặn dò: “Con hãy nhớ, luôn cầu xin cho mình được yêu Chúa thật nhiều, và yêu Chúa thật lòng!”. Đúng là “thật nhiều” mà không “thật lòng” thì chẳng có nghĩa lý gì cả! Tu cho thật lòng mới khó, còn “tu thật” với đầy đủ tính pháp lý, thì thiết nghĩ không phải là khó! Học hành cho đủ thời hạn, thử thách cũng vượt qua, tất cả để minh chứng một điều mình là: LINH MỤC THẬT – TU SĨ THẬT!

Liệu tôi đã tu thật lòng? Liệu tôi đã yêu Chúa thật lòng? Đừng vội trả lời! Bởi một câu trả lời quá vội vàng, sẽ lại là một câu trả lời chỉ có độ “bốc” mà không có độ “bền”. Nó thậm chí cũng chỉ có “tốc độ” mà thiếu “nồng độ”. Tôi và bạn – tất cả chúng ta, những người đang được chứng thực là “tu thật”, cần phải đi chậm lại một chút để có thể ngắm thật kĩ những gì đang diễn ra với chính nội tâm của mình.

Mùa chay của một linh mục đúng nghĩa, không chỉ dừng lại ở việc sửa soạn tuần đại phúc cho giáo dân của mình thật kĩ lưỡng, cũng không chỉ là đi giảng tĩnh tâm, soạn những bài giảng xuất chúng… hay nói về tinh thần chay tịnh cho người khác thật hùng mạnh. Mọi điều đó thật tốt. Tuy nhiên, nó chưa đủ!

Mùa chay của một người tu đúng nghĩa, phải là một cuộc thanh luyện bản thân trước hết và trên hết. Cũng vậy, đối với một nữ tu, tôi không chỉ đơn thuần là đã khấn dòng, mang tu phục, mang tràng chuỗi trên tay, làm các việc từ thiện bác ái… Những điều đó thực sự cũng rất tốt lành, nhưng có lẽ, nó chưa đủ để tôi có thể nói với Chúa rằng: Con đã yêu Chúa thật lòng! Con đang tu thật… Mà điều căn cốt nhất, chính là tôi dừng lại để sống thật với những gì mình đang tìm kiếm – rằng tôi thực sự sống cho Chúa với cả tấm lòng!

Những tiếng còi cảnh báo về “thật – giả”, không phải là những câu chuyện chỉ để cho chúng ta chêm pha vào những dòng comment ấn tượng nhất trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, hãy bình tâm nhớ lại Lời Chúa đang kêu mời và réo gọi mỗi người sống đời tu chúng ta: “Hãy thật lòng trở về với Chúa, trong chay tịnh, trong nước mắt và than van…”

Hãy khoan kết án người khác, khi tôi và bạn cũng vẫn còn đang lấn cấn với những vấn đề của riêng mình. Cùng nhắc nhớ nhau rằng, điều làm Thiên Chúa của chúng ta đau lòng và tổn thương không hẳn là những câu chuyện người ta làm giả danh linh mục tu sĩ, nhưng có lẽ điều Thiên Chúa đau lòng hơn cả, là những người được Chúa chọn gọi “tu thật” mà nay lại chỉ là “giả vờ tu”! Chúa không đau lòng trước một Philato kết án nhu nhược và xỉ vả người vô cớ, nhưng Người đau đớn khi một Giuđa chà đạp tình thầy trò, bán rẻ chính nghĩa và làm tổn thương tình yêu của Thầy ngay khi cùng đồng bàn với Thầy.

Tu thật lòng – yêu Chúa thật lòng – mến Chúa thật nhiều… Có lẽ mãi là điệp khúc tôi chẳng bao giờ quên nhắc nhở chính mình trong từng ngày sống trong nhà Chúa! Và ước mong tất cả chúng ta, những ai đã và đang sống đời tu thực sự, luôn nhìn thấy Chúa trong những chọn lựa của mình… Để mãi mãi, chúng ta không làm tổn thương trái tim nhân từ và tình yêu vô biên của Thiên Chúa thêm một lần nữa!

Xin cầu nguyện cho chúng tôi – những người được coi là TU THẬT LÒNG trong Gioá Hội của Chúa.

Mến chúc tất cả những ngày cuối cùng của Mùa chay thánh thiện, an bình!

Cát Trắng

(dongten.net

MẸ GỞI CON:
SƯỚNG KHỔ TRONG ĐỜI TU”
Có thể là hình ảnh về 11 người
Con đừng nghe người ta nói tu khổ
Bởi họ thấy nhiều thách đố ngặt nghèo
Khổ chồng chất theo cấp bậc thang leo
Con muốn sướng phải trèo qua, tới đỉnh
Người đời nghĩ theo chủ nghĩa toan tính
Theo góc độ phân định cũng không sai Nhưng…
Sống nơi đâu mà chẳng có bi hài
Có sướng khổ đan cài nhằm tương hỗ
Sẽ có sướng và sẽ có lúc khổ
Như tiều phu đi đốn đổ cây rừng
Khổ trước mặt nhưng hạnh phúc sau lưng
Con cũng thế, điểm dừng là chấp nhận
Đời theo Chúa, có đôi lúc lận đận
Nhiều sỏi đá át lấn cả con đường
Nhưng đổi lại, nếu cần chốn tựa nương
Con có Chúa, bờ vai kiên cường đỡ
Nếu đời tu khổ đến mức khó thở
Chẳng có ai mà chọn ở một đời
Phải có gì vui sướng nhẹ như chơi
Thì bao người mới đáp lời dâng hiến
Bậc sống nào đâu phải cũng hoàn thiện
Phải có sự chiến đấu giữa khổ giàu
Mình phải biết điểm mạnh nằm ở đâu
Để khai thác chiều sâu được hạnh phúc
Hãy nghe Chúa trong tim mình thôi thúc
Đừng nghe đời đúc một khối so đo
Họ cứ như một người đi thăm dò
Vội kết luận vì tò mò muốn biết
Con cứ nghĩ khổ sướng như bàn tiệc
Lần lượt đến để thiết lập cuộc đời
Nên mình phải cố gắng đừng buông lơi
Như trong mưa mặt trời vẫn ló dạng
Đừng vội treo cho đời tu bản án
Gắn mác khổ, mà vội chán quay đi
Đừng nản lòng bận tâm nhiều làm chi
Bậc sống nào cũng ghi những sướng khổ.