Tham quan mái ấm Mai Ân của Dòng MTG Gò Vấp
Các em thiếu nhi rất thân mến,
Cuộc sống xung quanh chúng ta có rất nhiều mảnh đời khó khăn, vì hoàn cảnh mà có rất nhiều em bé được sinh ra mà không có được một tình yêu thương và sự che chở của cha mẹ. Tất cả các trẻ thơ đều cần được yêu thương và chăm sóc như điều Chúa Giêsu dạy “cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng”.
Vào ngày hôm nay 14/05/2023, quý cha, quý sơ cùng các anh chị GLV và các bạn dự trưởng có cơ hội được tham quan mái ấm Mai Ân – một cơ sở bảo trợ xã hội, được các Sơ dòng Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp thành lập với thao thức và ước mong muốn trở nên cánh tay nối dài của Đức Kitô, đón nhận các hoàn cảnh éo le, những em bé bị bỏ rơi để các em được giáo dục, học tập kỹ năng cần thiết để vươn lên vui sống và hòa nhập với xã hội.
Xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho những sự đón nhận và nguyện chúc các em tìm được niềm vui và hạnh phúc khi đến dưới Mái Ấm tình thương của quý Sơ.
“Nơi đây Mái Ấm tình thương
Cưu mang thơ trẻ bên đường bơ vơ
Mẹ Cha gặp chỉ trong mơ
Về chung vui sống quý Sơ tận tình.”
nguồn video của chị: Lý Hoa
Mời xem video chuyến viếng thăm mái ấm Mai Ân
Giáo Xứ Ngọc Lâm với Ngày Chầu lượt thay Giáo Phận Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên 21.05.2023
“Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy”
X
X
Lạy Chúa Giêsu, Chúa về trời để dọn chỗ cho chúng con, xin cho chúng con luôn hướng trọn lòng về Chúa, khao khát kiếm tìm Chúa, để được sống trong tình yêu Chúa hôm nay và đời đời.
Lời Chúa : Mt 28,16-20(đứng – đọc xong – mời ngồi)
Chúa Giêsu đến trần gian để đưa con người trở về với Thiên Chúa, không bằng vạch ra con đường, mà bằng chính hành trình cuộc sống nơi bản thân Người. Vì chúng ta, Người đã từ trời xuống thế và cũng vì chúng ta mà Người lại lên trời, sau khi đã hoàn toàn sống như con người, chịu sỉ nhục đến chết trên Thập giá, đi xuống tận đáy sâu vực thẳm xa cách Thiên Chúa nhất, chỗ của các tội nhân. Vì thế, Chúa Cha đã hài lòng về Người và “siêu tôn” Người bằng cách trả lại cho Người toàn vẹn vinh quang thần linh(x. Pl 2,5-9), nhưng lần này, Người lãnh nhận cùng với nhân loại chúng ta. Từ nay, Thiên Chúa trong con người và con người trong Thiên Chúa là một chân lý sống động và chắc chắn. Niềm hy vọng Kitô giáo đặt nền tảng trên Đức Kitô không phải là một ảo tưởng, nhưng “… như một cái neo chắc chắn và bền vững của tâm hồn” (Dt 6,19); Một cái neo chìm sâu trong thiên đường, nơi Đức Kitô đi vào trước chúng ta và chuẩn bị chỗ cho chúng ta[1].
Chúa lên trời không để chia lìa chúng ta, nhưng là bước sang một sự hiện diện mới chung cục và bất tận vì Chúa đã tham dự vào vương quyền của Chúa Cha. Từ nay, chúng ta chắc chắn rằng Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh vẫn sống mãi và trong Người, các cánh cửa ân sủng của Thiên Chúa, các cánh cửa của sự sống vĩnh cửu đã mãi mãi mở ra cho nhân loại. Thiên Chúa tiếp nhận vào trong cuộc sống vĩnh cửu của Người điều mà giờ đây, trong cuộc đời chúng ta, được dệt nên bằng đau khổ và hy vọng, thành công và thất bại… Toàn bộ con người, toàn bộ cuộc sống của con người, đều được Thiên Chúa ôm lấy, và một khi được Người thanh luyện, sẽ nhận lấy cuộc sống vĩnh cửu.
Chân lý này đổ đầy lòng ta niềm vui. Kitô giáo không chỉ loan báo một ơn cứu độ mơ hồ nào đó cho tâm hồn, nhưng là ban niềmhy vọng toàn vẹn cho cả xác lẫn hồn, cả đời này lẫn đời sau. Tất cả những gì trên trần gian này là thiết thân với chúng ta đều sẽ bị xóa nhòa, nhưng Kitô giáo bảo đảm sự sống vĩnh cửu, “cuộc sống của thế giới mai sau”. Không có cái gì là quý giá và thiết thân với chúng ta sẽ bị mất đi, nhưng sẽ trở nên sung mãn trong Thiên Chúa.
Như thế, một khi chúng ta đón Đức Kitô chết và sống lại vào tâm hồn, vào cuộc đời, là đón nhận niềm hy vọng cứu độ, đón nhận tương lai tươi sáng có sức nâng dậy tất cả cuộc đời chúng ta lên thần linh và vĩnh cửu, lên niềm vui ân sủng toàn vẹn, kiên vững. Điều này thúc đẩy chúng ta mạnh mẽ loan báo Nước Trời cho mọi người.
Lời Chúa : Mt 28,16-20(đứng – đọc xong – mời ngồi)
Chúa Giêsu đến trần gian để đưa con người trở về với Thiên Chúa, không bằng vạch ra con đường, mà bằng chính hành trình cuộc sống nơi bản thân Người. Vì chúng ta, Người đã từ trời xuống thế và cũng vì chúng ta mà Người lại lên trời, sau khi đã hoàn toàn sống như con người, chịu sỉ nhục đến chết trên Thập giá, đi xuống tận đáy sâu vực thẳm xa cách Thiên Chúa nhất, chỗ của các tội nhân. Vì thế, Chúa Cha đã hài lòng về Người và “siêu tôn” Người bằng cách trả lại cho Người toàn vẹn vinh quang thần linh(x. Pl 2,5-9), nhưng lần này, Người lãnh nhận cùng với nhân loại chúng ta. Từ nay, Thiên Chúa trong con người và con người trong Thiên Chúa là một chân lý sống động và chắc chắn. Niềm hy vọng Kitô giáo đặt nền tảng trên Đức Kitô không phải là một ảo tưởng, nhưng “… như một cái neo chắc chắn và bền vững của tâm hồn” (Dt 6,19); Một cái neo chìm sâu trong thiên đường, nơi Đức Kitô đi vào trước chúng ta và chuẩn bị chỗ cho chúng ta[1].
Chúa lên trời không để chia lìa chúng ta, nhưng là bước sang một sự hiện diện mới chung cục và bất tận vì Chúa đã tham dự vào vương quyền của Chúa Cha. Từ nay, chúng ta chắc chắn rằng Đấng Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh vẫn sống mãi và trong Người, các cánh cửa ân sủng của Thiên Chúa, các cánh cửa của sự sống vĩnh cửu đã mãi mãi mở ra cho nhân loại. Thiên Chúa tiếp nhận vào trong cuộc sống vĩnh cửu của Người điều mà giờ đây, trong cuộc đời chúng ta, được dệt nên bằng đau khổ và hy vọng, thành công và thất bại… Toàn bộ con người, toàn bộ cuộc sống của con người, đều được Thiên Chúa ôm lấy, và một khi được Người thanh luyện, sẽ nhận lấy cuộc sống vĩnh cửu.
Chân lý này đổ đầy lòng ta niềm vui. Kitô giáo không chỉ loan báo một ơn cứu độ mơ hồ nào đó cho tâm hồn, nhưng là ban niềmhy vọng toàn vẹn cho cả xác lẫn hồn, cả đời này lẫn đời sau. Tất cả những gì trên trần gian này là thiết thân với chúng ta đều sẽ bị xóa nhòa, nhưng Kitô giáo bảo đảm sự sống vĩnh cửu, “cuộc sống của thế giới mai sau”. Không có cái gì là quý giá và thiết thân với chúng ta sẽ bị mất đi, nhưng sẽ trở nên sung mãn trong Thiên Chúa.
Như thế, một khi chúng ta đón Đức Kitô chết và sống lại vào tâm hồn, vào cuộc đời, là đón nhận niềm hy vọng cứu độ, đón nhận tương lai tươi sáng có sức nâng dậy tất cả cuộc đời chúng ta lên thần linh và vĩnh cửu, lên niềm vui ân sủng toàn vẹn, kiên vững. Điều này thúc đẩy chúng ta mạnh mẽ loan báo Nước Trời cho mọi người.
- Thinh lặng giây lát (tùy khả năng) rồi đọc lời cầu nguyện:
Lạy Chúa, Nước Trời là chính Chúa. Con đường dẫn đến Nước Trời bắt đầu từ đây khi chúng con ở với Chúa, kết hợp với Chúa, tháp nhập vào cuộc Vượt Qua của Chúa để từ trần thế về lại với Chúa Cha. Cái chết là cánh cửa mở ra để chúng con bước vào sự kết hợp trọn niềm với Chúa trong sự sống đời đời. Bước trên con đường về Trời là chúng con đi vào tương quan với Chúa ngày càng mật thiết hơn, là để Chúa lớn lên trong chúng con nhờ lòng tin-cậy-mến. Nhưng để nhận biết Chúa quý giá khôn vời và dám dành cả cuộc đời, không ngại hy sinh để tìm kiếm Chúa, chúng con cần Chúa soi sáng và sức mạnh Chúa đỡ nâng. Chúng con cần có những phút thinh lặng bên Chúa mỗi ngày để phân định giá trị vĩnh cửu cao quý của Nước Trời vượt xa mọi giá trị trần thế chóng qua. Chúng con cần Chúa trợ giúp để trung thành tìm Chúa, sống với Chúa, cho đến lúc Chúa ban ơn cảm nếm được Chúa, thấy được Chúa quý giá lớn lao đến độ mọi thú vui trần gian trở nên tầm thường, không còn sức lôi kéo chúng con.
[1] x. Cv 1,1-11 (BĐ I); Ep 1,17-23 (BĐ II); Mt 28, 16-20 (TM); Chú Thích Kinh Thánh (2011), tr. 2409; x. ĐGH Bênêđictô XVI, Huấn dụ Lễ Chúa Lên Trời, 04/5/2008.