Ơn gọi: Lời tâm sự với một người mới bước vào đời tu

Em thân mến

Hẳn em còn nhớ những ngày đầu tiên khi em mới bước vào cuộc đời dâng hiến với biết bao bỡ ngỡ, lạ lẫm. Từ một chàng trai sống tự do bay nhảy ngoài xã hội, nay em đưa mình vào khuân khổ của nhà tu. Sáng lễ, chiều kinh, làm bạn với tiếng chuông, làm bạn với sách vở, và những công việc mục vụ. Một cảm giác thật lạ lẫm nhưng cũng đầy lôi cuốn phải không em?

unnamed 3

Ấn tượng ban đầu của anh về đời tu cũng giống như em bây giờ. Anh vẫn nhớ như in tiếng chuông buổi sớm mai đánh thức cả nhà Dòng, rồi mọi người khẩn trương sửa soạn bước vào nhà nguyện, rồi tiếng kinh nguyện, lời ca tiếng hát chúc tụng Thiên Chúa được cất lên. Lạ lắm, có cảm giác như mình sống thánh thiện, đầy sự sốt sắng, nhìn đâu cũng thấy ai lành thánh cả.

Nhưng sẽ sự háo hức ấy sẽ dần qua đi khi chúng ta mỗi ngày một quen với nhịp sống của nhà tu. Chính lúc ấy, em sẽ có cảm giác nhàm chán, đơn điệu vì ngày nào cũng thế, cũng lặp đi lặp lại những công việc, bổn phận như nhau.

Em thân mến,

Khi đã quen thuộc với một nơi ở, với một thời khóa biểu, với một chương trình, ta sẽ rất dễ chủ quan. Người Việt có câu: Gần Chùa gọi bụt bằng anh. Vì quá thân thuộc nên ta sẽ rất dễ đánh mất đi trực giác về sự thánh thiêng. Cộng thêm nhiều khó khăn xảy đến sẽ rất dễ khiến em hoài nghi về ơn gọi của mình. Chẳng hạn như có người bạn của anh chia sẻ: Mình nghe và chứng kiến nhiều gương không tốt của người này người kia trong đời tu, và rồi mình thắc mắc sao đi tu mà lại như thế? Có người tự hỏi: Hay là mình rút lui, ra ngoài đời vẫn sống thánh được cơ mà, đâu nhất thiết phải đi tu đâu? Có người thì nhớ lại thời trước khi đi vào nhà Dòng: Hồi đó mà không đi tu chắc giờ mình cũng đâu thua kém gì bạn bè cùng lớp. Họ đâm ra tiếc nuối về tuổi trẻ của mình. Những điều trước kia họ đã từng tự hào vì buông bỏ thì nay lại là cớ cho họ tiếc nuối.

Và còn nhiều mối bận tâm khác nữa sẽ xảy đến với từng người chúng ta trên hành trình lội dòng nước ngược này.

Em ơi, một khi em rơi vào trạng thái đắn đo, suy nghĩ về ơn gọi thì đừng quên rằng: Đây là một điều hết sức bình thường trong cuộc đời thánh hiến. Em đã can đảm cất lên hai tiếng Xin vâng trong ngày bước vào nhà Dòng thì cả cuộc đời còn lại, em sẽ phải phân định và liên tục nói tiếng xin vâng như thế.

Lựa chọn một lần thôi là chưa đủ, nhưng sẽ là rất rất nhiều lần, chúng ta phải trả lời câu hỏi: Rút lui hay bước tiếp? Quá trình này diễn ra để thanh luyện lòng tin của chúng ta em ạ. Nó giống như lửa thử vàng vậy hoặc như lời Kinh Thánh nói: Ma quỷ sẽ sàng anh em như sàng gạo.

Em có thể dừng bước và rút khỏi đời tu nếu thực sự cảm thấy mình không còn sức tiếp tục bước đi được nữa. Như thế tốt hơn là lê lết suốt cả cuộc đời trong sự dằn vặt, tiếc nuối. Đừng chỉ vì thiếu cán đảm nói không nên đâm lao thì phải theo lao vì nhiều áp lực mình  tự tạo cho mình.

Dù trường hợp nào xảy ra, anh không mong em lựa chọn một cách bị động như thế. Anh tin Chúa đã  gọi em bước vào hành trình tận hiến thì Ngài có lý do của để gọi em. Mong rằng em sẽ luôn tìm ra được những câu trả lời mới cho lựa chọn của mình. Chỉ cần một lý do thôi là mình cũng đủ sức bước tới.

Anh khuyên em những khi dao động, hãy nhớ về cảm thức ban đầu về đời tu. Đó sẽ là những kỉ niệm ngọt ngào, tiếp sức cho em vượt qua những gian nan. Nhớ lại cái sơ tâm lành thánh, cái ước muốn dâng mình phụng sự Chúa và Giáo hội, nhớ lại cái thuở ban đầu để rồi em sẽ tìm lại được động lực đã bị quên lãng bấy lâu nay.

Cầu chúc cho em luôn mạnh mẽ, can đảm và ‘say yes’ với cuộc đời thánh hiến mà Chúa đã gọi em bước vào.

Tác giả: Duc Trung Vu, CSsR

https://gpbuichu.org/news/Muc-vu-On-goi/loi-tam-su-voi-mot-nguoi-moi-buoc-vao-doi-tu-14966.html

Linh Mục

Thường huấn 5 năm đầu đời linh mục năm…

Video: Linh Mục không phải là CHỨC VỤ, nhưng là CHỨC THÁNH để thi hành SỨ VỤ.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02i98AbPJTTCuH31pjDubaF1QnSqcAqdofs3hhK3qRQo1jZsD2xx5hNLbFRThyc13jl&id=100011363041111

Niềm vui ngày họp mặt

Khóa thường huấn Liên Tu Sĩ TGP Huế (24 – 26.8.2023)

LINH MỤC VÀ NHỮNG BỘ BA

+ Ba nguyên nhân của mọi hư hỏng: tiền, quyền, tình.
+ Ba cái lầm chết người: tưởng mình giỏi nhất, tưởng ai cũng thương mình, tưởng không ai biết việc sai mình làm.
+ Ba cái lười lặp lại mỗi ngày: lười đọc sách, lười tập thể dục, lười gặp giáo dân.
+ Ba căn bệnh thường bị: gút, tháo đường, huyết áp.
+ Ba chữ “d” này mà gắn với bài giảng thì sẽ làm người khác chán ngán: dài, dai, dở!
+ Ba cái nghèo này làm nghèo sứ vụ: nghèo liên đới, nghèo lời khen, nghèo sáng kiến.
+ Ba kẻ thù truyền kiếp: ma quỷ, thế gian, xác thịt.
+ Ba loại lời không được phép có nơi cửa miệng: lời dơ bẩn, lời chê bai, lời gây chia rẽ.
+ Ba việc ngớ ngẩn sẽ khiến ân hận: vay tiền, cho vay tiền, kinh doanh.
+ Không khéo, có thể bị ba bà này chi phối công việc mục vụ: bà bếp, bà nhà giàu, bà tu xuất.
+ Quanh đi quẩn lại, hay la ba ông này: ông hội đồng, ông từ nhà thờ, ông thầy xứ.
+ Chỉ được ba bà này yêu thương thật lòng: bà mẹ ruột, bà chị ruột, bà em ruột.
+ Ba chữ quá làm giáo dân thất vọng: quá lời, quá chén, vắng nhà quá nhiều.
+ Ba cung cách làm mất giá trị linh mục: nịnh hót, cửa quyền, bất nhất.
+ Ba việc hay “nhường” cho người khác: đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, thăm đám tang, dạy giáo lý.
+ Bộ ba này không phải Cha nào cũng làm được: xây một nhà thờ đẹp, nuôi một ơn gọi Linh mục, viết một cuốn sách hay.
+ Ba lời khuyên Phúc âm không khấn mà phải giữ: khó nghèo, vâng phục, khiết tịnh.
+ Ba cái bàn Cha cần hiện diện đúng lúc: bàn quỳ riêng ở nhà thờ, bàn làm việc tại văn phòng, bàn tiếp giáo dân nơi phòng khách.
+ Ba thực hành để nuôi sự thánh thiện: chầu Mình Thánh Chúa, đọc sách thiêng liêng, lần chuỗi.
+ Ba cố gắng cần cho sự lớn lên mỗi ngày: dứt nhanh cơn giận, xua tan bất hòa, thực lòng hồi tâm.
********************
Còn nhiều bộ ba vẫn chưa tìm ra hết. Ai có, xin hãy thêm vào. Đời Linh mục vui-buồn lẫn lộn, thánh-trần đan xen. Có bộ ba làm nên người linh mục; có bộ ba làm hại cuộc đời Cha. Cần nhìn ra bộ ba tốt mà thực hiện; cần nhận diện bộ ba tồi để tránh xa. Đời linh mục vẫn gắn liền những bộ ba, bởi Cha được sinh ra cho trời cao đất thấp tìm điểm giao hòa, khi thánh tục tuy khác biệt lại chưa được tách rời ra, hầu kẻ tội lụy dù xấu xa vẫn tin được cứu rỗi.
Thấy hay hay, không chỉ dành cho lm, tu sĩ mà cho cả giáo dân nữa!