LỊCH SỬ NGÀY LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN !
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÃNH NHẬN ÂN XÁ – Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
𝐓𝐇𝐀́𝐍𝐆 𝟏𝟏 – 𝐓𝐇𝐀́𝐍𝐆 𝐃𝐀̀𝐍𝐇 𝐑𝐈𝐄̂𝐍𝐆 𝐂𝐇𝐎 𝐂𝐀́𝐂 𝐋𝐈𝐍𝐇 𝐇𝐎̂̀𝐍 𝐍𝐎̛𝐈 𝐋𝐔𝐘𝐄̣̂𝐍 𝐍𝐆𝐔̣𝐂
Lời nguyện tín hữu lễ Các đẳng linh hồn
Chủ tế :
Anh chị em thân mến,
Cầu cho những người đã qua đời là một trong những truyền thống cổ kính nhất của Hội Thánh. Sau ngày mừng kính Các Thánh trên thiên đàng, Hội Thánh hướng về “tất cả mọi người quá cố mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ”. Niềm hy vọng của chúng ta là Đức Kitô, Đấng sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người. Vậy, chúng ta hãy tin tưởng dâng lời nguyện xin.
Hướng dẫn :
1. Trong suốt cuộc hành trình ở trần gian, Giáo Hội có sứ mạng làm chứng Đức Kitô đã sống lại giữa bao gian nan, thử thách và đau khổ. Xin cho Giáo Hội Chúa không ngừng làm chứng cho niềm hy vọng sống lại của loài người, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bằng đời sống tin – cậy – mến của mình.
2. Chúa đã Phục Sinh để đem lại sự sống cho những ai đã ly trần. Xin Chúa đoái thương, tha thứ những lỗi lầm cho ông bà tổ tiên, cha mẹ, anh chị em, thân nhân, ân nhân chúng ta đã qua đời được mau hưởng sự sống vinh quang trên trời.
3. “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta sẽ không chết bao giờ”. Xin Chúa thương đến những ai chưa nhận biết Chúa và không đặt niềm hy vọng nơi Ngài, để họ biết đặt niềm tin tưởng trông đợi ngày kẻ chết sống lại và cuộc sống đời sau.
4. “Tất cả những ai tin vào Người Con thì được sống muôn đời”. Xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta đã tin nhận Chúa, luôn trung thành tin theo Chúa đến trọn đời.
Chủ tế :
Lạy Chúa,
Con Chúa đã phán: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ sống và bất cứ ai sống mà tin Ta thì sẽ không phải chết muôn đời”. Chớ gì Ánh Sáng Phục Sinh của Con Chúa chiếu giãi vào cuộc đời tăm tối chúng con, giúp chúng con vượt qua gian nan thử thách mà thẳng tiến về quê trời vĩnh cửu. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Đ: Amen.
Tác giả bài viết: Linh mục Phaolô Trương Đình Tu
https://gpquinhon.org/q/loi-nguyen-giao-dan/loi-nguyen-tin-huu-le-cac-dang-linh-hon-6210.html
Cầu cho các tín hữu đã qua đời
Việc cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước: Ông Giuđa quyên được khoảng 2000 quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì tin rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc ngu xuẩn. Ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi (xem Macabê quyển 2, chương 12, từ câu 43 đến 46).
Khi dâng các việc hy sinh hãm mình, và cầu nguyện cho những người đã khuất, chúng ta tuyên xưng niềm tin (1) vào sự sống lại và sự sống đời đời, (2) vào mầu nhiệm các thánh thông công, và (3) vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta cũng bày tỏ lòng hiếu thảo và lòng bác ái đối với những người đã ra đi trước chúng ta. Chúng ta cũng ý thức hơn về thân phận chóng qua của mình, để biết ra công tìm kiếm Chúa, là hạnh phúc đích thực. Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời không chỉ là tháng của những người chết, mà còn là tháng của những người sống, đang trên đường: bước vào ánh sáng vinh quang.
Các linh hồn ở trong luyện ngục là ở trong niềm hy vọng. Hy vọng, vì họ biết mình vẫn còn ở trong tình trạng ân sủng của Thiên Chúa, nhất là họ biết rằng: họ sẽ được đảm bảo sự sống thiên đàng bên Chúa. Đây là một giai đoạn chuẩn bị sau cùng để họ được vào cõi sống đời đời. Chính vì thế, dù có phải trải qua lửa luyện tội đau đớn, họ vẫn không hề bi quan, nhưng đầy tràn niềm vui và hy vọng. Ta hãy năng nhớ đến họ trong lời cầu nguyện, và những hy sinh của mình, vì chắc chắn rằng: một khi được giải thoát, họ cũng sẽ nhớ đến chúng ta trên thiên đàng.
Để giải thoát ta khỏi quyền lực Thần chết, Đức Kitô đã đến để mang lấy thân phận phải chết của chúng ta. Người thực hiện thánh ý của Chúa Cha là muốn cứu độ tất cả mọi người. Người đã chết vì chúng ta, đã làm hy tế xá tội cho chúng ta. Nhờ cái chết của Người, chúng ta được hòa giải với Thiên Chúa, hầu có thể lãnh nhận gia nghiệp muôn đời. Người đã chiến thắng tử thần bằng sự phục sinh vinh hiển, nên quyền lực của Thần chết đã bị vô hiệu hóa. Kể từ đó, tương quan của chúng ta với sự chết đã thay đổi, vì Đức Kitô chiến thắng: sẽ luôn chiếu soi cho những ai đang ngồi trong bóng tử thần.
Sự chết nhắc nhở ta về bản chất thật ngắn ngủi, mong manh của đời người trên dương thế. Đứng trước định mệnh khắt nghiệt này, chúng ta dễ sầu đau, đôi khi thất vọng chán chường. Tuy nhiên, sự khôn ngoan đích thực thì vượt xa hơn thế: khi ta nhận biết thân phận mình nằm trong bàn tay Thiên Chúa. Điều đó giúp ta khám phá ý nghĩa sự sống đích thực qua sự chết. Khi nghĩ đến những người đã chết, chúng ta cũng phải nghĩ tới cái chết của chính bản thân mình. Đó là chuyến đi cuối cùng, một chuyến đi quyết định và quan trọng hơn tất cả, chuyến đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại.
Cầu cho cha mẹ đã qua đời:
1. Xin Chúa í a chúc lành, cho đời cha mẹ của con, công ơn, là như núi non, dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn, con sinh đến trong đời, an vui, nhờ có ơn Trời, và ơn cha mẹ, suốt đời, coi nhẹ khổ đau. Xin cho cha mẹ con, thoát khỏi sầu vương, lửa luyện hình, mau lên tới Thiên Đình, vui hưởng thanh bình, ngày quang vinh.
2. Kim ô bóng đã khuất rồi, để lại ánh chiều mờ sương, than ôi, mẹ cha mến thương, đã ra đi, vĩnh biệt cõi đời. Con nay đã nên người, an vui, hay phải u sầu, còn đâu tiếng cười, đâu lời: khuyên của mẹ cha. Xin cho cha mẹ con, thoát khỏi sầu vương, lửa luyện hình, mau lên tới Thiên Đình, vui hưởng thanh bình, ngày quang vinh.
3. Canh khuya tiếng khóc thâm tình, vang vọng, với từng lời kinh, van xin cùng Đức Nữ Trinh, đưa mẹ cha, thoát khỏi luyện hình. Con đền đáp ân tình, hy sinh, như chuỗi hãm mình, cầu cho cha mẹ, sống tình Chúa Trời ngàn thu. Xin cho cha mẹ con, thoát khỏi sầu vương, lửa luyện hình, mau lên tới Thiên Đình, vui hưởng thanh bình, ngày quang vinh.
Tác giả: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB
https://giaophanvinhlong.net/cau-cho-cac-tin-huu-da-qua-doi.html
Lễ Các Đẳng Thuộc Bậc Lễ Nào?
Hỏi: Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời (Lễ Các Đẳng) diễn ra ngày 2-11 hàng năm, được xếp vào danh sách các bậc lễ. Nhưng tôi thấy hình như là bất thường, vì tôi thấy lễ này không được xếp vào bậc lễ, như lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ… Vậy, thưa cha, trường hợp này là trường hợp riêng hay sao? Nếu như vậy, nó xuất hiện như là trường hợp độc nhất trong lịch phụng vụ rồi. – A. L., Campbell, California, Mỹ.
Đáp: Mặc dù lễ Các Đẳng của năm nay đã qua, nhưng nó đáng cho chúng ta nhớ lại bậc lễ của nó.
Đúng là lễ Các Đẳng có một bậc riêng. Lễ này không phải là lễ trọng, bởi vì nó cầu cho các tín hữu đã qua đời, chứ không mừng kính họ. Lễ này có ưu tiên phụng vụ hơn lễ Chúa Nhật. Nó giống với lễ Chúa Nhật, chỉ khác một điều là khi lễ được cử hành vào Chúa Nhật, Kinh Vinh Danh và Kinh Tin Kính không được đọc hoặc không được hát.
Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời có ba bài đọc, ngay cả khi nó rơi vào một ngày thường trong tuần. Một số Sách bài đọc cung cấp một loạt bài đọc, và cho biết thêm rằng các bài đọc của hai Thánh Lễ khác, mà một linh mục có thể cử hành trong ngày 2-11, được lấy từ Sách lễ an táng. Một số Sách bài đọc khác, chẳng hạn sách tại Ý, đưa ra ba nhóm sách bài đọc, và mỗi nhóm có ba bài.
Không giống như bậc lễ trọng, ưu tiên của Lễ Các Đẳng hơn lễ Chúa Nhật không mở rộng đến ưu tiên cho Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Phụng Vụ Các Giờ Kinh là Phụng vụ của Chúa Nhật hiện tại, mặc dù nó có thể được thay thế bằng Phụng vụ Cầu Hồn trong buổi đọc kinh chung.
Một lần nữa, không giống như lễ trọng rơi vào ngày Chúa Nhật, khi Lễ Các Đẳng rơi vào ngày Chúa Nhật, không có lễ Vọng cho Lễ này vào chiều thứ bảy, vì Lễ Các Thánh được cử hành trong suốt cả ngày thứ bảy ấy.
Ở các quốc gia mà Lễ Các Thánh không phải là một ngày lễ buộc, ai dự Lễ Các Thánh chiều thứ Bảy là chu toàn luật dự lễ ngày Chúa Nhật rồi.
Về mặt lịch sử, một ngày dành riêng để cầu cho các tín hữu qua đời đã diễn ra ở nhiều nơi và nhiều ngày trong năm. Các tu viện Biển Đức dâng lễ cầu cho các đan sĩ qua đời vào tuần lễ sau Lễ Hiện Xuống, và có bằng chứng rõ ràng cho tập tục này ở Tây Ban Nha trong thế kỷ VII, gần Lễ Hiện Xuống. Dường như tập tục dâng lễ cho người đã qua đời có liên quan đến một số lễ trọng như Lễ Hiện Xuống, Lễ Hiển Linh hoặc một vị thánh khá nổi tiếng trong Giáo Hội. Ví dụ, thánh Eigil (qua đời năm 822), Viện phụ ở Fulda, qui định lễ Các Đẳng vào ngày 17-12, ngày ly trần của thánh Sturmius, vị sáng lập tu viện.
Ở Đức, lễ Các Đẳng được ghi nhận là thiết lập vào ngày 1-10, khoảng năm 980. Dường như giáo phận đầu tiên tổ chức Lễ Các Đẳng là giáo phận Liège trước năm 1008. Lễ này được cử hành lần đầu ở giáo phận Milan giữa năm 1120 và năm 1125, và tổ chức vào ngày 16-10, ngày sau ngày lễ Cung Hiến Nhà thờ lớn. Cần nhắc lại rằng ngày này được duy trì cho đến thời Thánh Carôlô Borromeo (qua đời năm 1584 ), khi thánh nhân qui định lễ Các Đẳng vào ngày 2-11.
Tuy nhiên, người có ảnh hưởng nhất trong việc thiết lập và lan rộng ngày lễ này là Thánh Odo ở Cluny (qua đời năm 1048 ), người chọn tập tục này cho Dòng tu có rất nhiều tu viện. Ngài ấn định ngày 2-11, để cho nó liên quan đến Lễ Các Thánh được mừng ngày hôm trước.
Từ đó, Lễ lan rộng đến tất cả các tu viện Biển Đức khác, và việc này giúp mở rộng lễ Các Đẳng cho toàn thể Giáo Hội.
Từ những gì chúng tôi đã nói về sự kết hợp của lễ Các Đẳng với các lễ lớn, rõ ràng là có rất ít nền tảng cho giả thuyết rằng lễ Các Đẳng được thiết lập bởi Giáo Hội như một đối trọng, hoặc như một nỗ lực thánh hóa một lễ hội Celtic ngoại giáo nhằm tôn vinh người chết. Lễ hội ngoại giáo này có lẽ đã được tổ chức vào đầu tháng 11, và đã bằng cách nào đó tồn tại vào thời Trung Cổ, nhưng không có bằng chứng bằng văn bản của sự tồn tại của lễ hội này trong thời gian đó.
Nguyễn Trọng Đa
Trích nguồn: http://conggiao.info