Giáo Xứ Ngọc Lâm Chúc Mừng Giáng Sinh 2023

Video Toàn cảnh đêm Giáng Sinh:

https://www.facebook.com/GXngoclam/posts/pfbid0oDQJuuBdZx7xeTzwTPG3FXSo4zFQ8gUfeudCTTmo26fKMQEgyQczP722wopsnBNml

https://www.facebook.com/100000156484039/videos/pcb.7924876337527504/1395782817990972

Canh thức và Thánh lễ Giáng Sinh GHBL Bàu Mây:

https://www.facebook.com/GHBLBauMay/posts/pfbid02Eu2nQwFFQZzSS58We53CtdxLqJg4iLr7j88LiLqQAHk2WcrH2Djv9b4Nt4guQEKel

Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Ngọc Lâm

https://www.facebook.com/TNTT.GXNgocLam/posts/pfbid0jYE2YmDm57h4P3pyiuR33JD4hzFHTGyaZ45sVKBtYMBAGdpcPMVD8JmotNs7XVpgl

Thánh Lễ Giáng Sinh năm B dành cho những người không thể đến nhà thờ 25.12.2023

Cái ngộ kỳ thời ! Cứ đến Đại Lễ mừng Chúa Giáng Sinh hay Chúa Phục Sinh rơi vào thứ Bảy hay Chúa Nhật thì ta thấy rối lên cái chuyện phải đi bao nhiêu Lễ và phải đi Lễ nào cho đủ hay đúng luật.

Năm nay Đại Lễ mừng Chúa Giáng Sinh rơi vào ngày thứ Hai. Như thế thì Lễ Vọng Giáng Sinh rơi vào chiều Chúa Nhật. Và như vậy, người ta băn khoăn rằng thì là dự Lễ nào là đủ hay không mất Lễ Chúa Nhật cũng như Lễ Giáng Sinh.
Băn khoăn cũng là đúng nhưng xem chừng băn khoăn sao sao ấy. Cứ Lễ Chúa Nhật thì mình dự và tiếp đó là Lễ Giáng Sinh thì mình cứ đi thôi chứ có gì đâu mà tính !
Nếu gọi là bận bịu cho ngày thứ Hai đi làm việc thì hình như có Lễ từ 5 giờ sáng và Lễ cuối cùng là 8 giờ tối để có thể thu xếp cho việc dự Lễ.
Thi thoảng mới trùng Lễ như năm nay để rồi phải tính làm gì ta ? Tính thử xem, Chúa là chủ thời gian, Chúa cho ta thời gian thật nhiều. Ngoài thời gian làm việc vẫn còn có thời gian nghỉ ngơi và giải trí. Có khi thời gian giải trí và nghỉ ngơi thật nhiều nhưng lại toan tính 1 giờ tham dự Thánh Lễ.
Nghĩ cũng lạ ! Chúa cho người ta nhiều thời gian quá nhưng sao lại tính toán với Chúa kỹ quá vậy.
Nhớ lại những ngày đại dịch. Những ngày đỉnh điểm thì không có Thánh Lễ trực tiếp mà phải Lễ trực tuyến. Những ngày đó ta thấy nhiều người ta thán thế này thế kia và rồi ca thán là tiếc nuối vì không được dự Lễ.
Nghe và thấy nhiều lời ta thán như thế. Tôi cứ trộm nghĩ rồi đến một ngày nào đó hết dịch thì sao ta ? Và rồi những ngày bình thường trở lại và tình trạng đâu cũng vào đấy nghĩa là cũng chả tha thiết với Thánh Lễ nữa.
Và rồi mùa Vọng đã về và đang về. Đâu đó giáo xứ này giáo xứ kia tổ chức tĩnh tâm để đón mừng Chúa Giáng Sinh. Vô tình, trên kênh youtube, thấy linh mục kia khá nổi tiếng về giảng cho giáo xứ nọ nhưng nhìn thấy Thánh Lễ có giảng tĩnh tâm thì tầm dăm ba chục người thôi. Dăm ba chục người ấy lại là những vị cao niên.
Nhìn như vậy, lòng thấy buồn buồn. Thánh Lễ hay những kỳ tĩnh tâm xem chừng rất quan trọng cho đời sống người Kitô hữu nhưng xem chừng người ta không tha thiết nữa.
Tĩnh tâm như “sạc” pin lại cho tâm hồn. Tu sĩ, linh mục hàng tháng có những kỳ tĩnh tâm để nhìn lại mình. Hàng năm theo giáo luật linh mục tu sĩ phải tĩnh tâm để tĩnh dưỡng tâm hồn mình. Giáo dân cũng cần có tĩnh tâm để hồi tâm. Kèm theo đó, Thánh Lễ là nguồn mạch sự sống tâm hồn của người tín hữu. Chính vì thế người Kitô hữu cần gắn kết với Chúa trong Thánh Lễ.
Đời thường, người ta phải sạc pin điện thoại 1 lần hay có khi 2 lần mới đủ pin để sử dụng. Người ta luôn chăm cho cái điện thoại đủ pin hay nuôi pin đủ cho điện thoại nhưng lại không lo “sạc” pin cho tâm hồn.
Nơi Thánh Lễ, người tín hữu được kín múc lương thực Thần Linh để nuôi dưỡng linh hồn của mình. Khi người ta không gắn bó với Chúa và gần nhất là qua Thánh Lễ đó thì đời sống người ta sẽ héo úa.
Người ta dành thời gian cho những chuyện vô bổ thật là nhiều nhưng dành cho Chúa thì lại quá ít. Ngồi nhậu 3 tiếng đồng hồ hay ngồi hát karaoke 3 tiếng đồng hồ thì lại chả thấy dài là bao. Dự Thánh Lễ 60 phút xem chưng là đã quá dài !
Đời sống đức tin diễn tả gần nhất và rõ nét nhất đó chính là Thánh Lễ, các giờ kinh Phụng Vụ, Chầu Thánh Thể nhưng nhiều người ngày nay đã không còn quan tâm nữa. Ngay cái chuyện người ta hỏi Giáng Sinh năm nay tham dự mấy Lễ là cũng đủ hiểu được tâm tình. Giả sử như cái tuần lễ nào đó mà có 3 Lễ buộc đi chăng nữa thì dự cũng chả sao.
Cũng còn đâu đó những tâm hồn siêng năng với Thánh Lễ cùng những giờ kinh hay việc đạo đức.
Chúa đã yêu thương và ban cho chúng ta nhiều ơn, nhiều thời gian nhưng rồi chúng ta lại quá tính toán với Chúa. Tính toán với Chúa như thế xem chừng ta có yêu Chúa đủ hay không ?
Tiếc một điều là Chúa không tính toán với ta mà ta lại tính toán với Chúa ghê quá !

Nguồn Người Giồng Trôm.

Nghe giảng Lễ Giáng Sinh năm 2010 – 2023

Các Bài Suy Niệm Lễ Giáng Sinh

CHÚA SINH RA

Vi vu gió thổi lá rơi

Chúa sinh ra giữa cuộc đời lạnh căm

Nhân loại thôi hết tối tăm

Giê-su cứu Chúa đến thăm dân Người

Sớm mai sương xuống cạnh Người

Gió lạnh, hiu quạnh, Chúa thương loài người

Bê Lem cỏ mướt xanh tươi

Bầu trời trắng sữa mây cười nắng lên

Mặt Chúa vẫn ngời nét duyên

Đôi mắt của Chúa đen tuyền long lanh

Lặng nghe tiếng hát thanh thanh

Đoàn mục đồng đến ngắm nhanh Hài Đồng

Tay cầm những đóa hoa thương

Dã Quỳ, Chiêng Chiếng bên đường đung đưa

Tiến dâng Giê-su là vua

Nằm trong máng cỏ bò lừa thở hơi

Mục đồng gặp Chúa đủ rồi

Lòng tràn vui sướng ơn trời trao ban.

HANG ĐÁ

Một hang đá bé nhỏ

Một máng cỏ xinh xinh

Chúa Hài Đồng nhỏ bé

Nhoẻn miệng cười thật xinh.

Chúa Giêsu giáng thế

Trong máng cỏ hang lừa

Đoàn mục đồng không học

Sống nghèo khó lang thang.

Mau mau mục đồng hỡi

Đến Bê Lem mà xem

Thiên thần loan tin mới

Mục đồng ngái ngủ say.

Đây rồi Giêsu Chúa

Đấng cứu thế sinh ra

Mục đồng tiến dâng Chúa

Hoa cỏ dại, cỏ hoang.

Maria nhìn Chúa

Thánh Giuse lặng nhìn

Chúa Hài Đồng cười mỉm

Hòa Bình đến mọi nơi.

ĐÊM THÁNH

Đêm Noen

Con đi tìm máng cỏ

Dâng Chúa Hài Đồng

Đóa Hoa Quỳ

mới nở.

Đêm thánh

Chúa giáng trần nghèo khó

Nơi hang đá lạnh căm.

…Con lặng nghe tiếng hát

của Thiên Thần

Giây phút linh thiêng Con Chúa Trời

giáng thế

Vạn vật đêm nay

xôn xao to nhỏ

Gió thì thào.Tinh tú long lanh

Hang đá máng lừa

Chúa nằm im lặng

Con tiến vào dâng Chúa

Đóa Hoa Quỳ

Chúa mỉm cười

lòng con rộn vui sướng

Hạnh phúc cho con

cho loài người

thế giới

Chúa đản sinh cứu độ

muôn người

Trong máng cỏ bỗng

Con thấy

Hài Nhi Giêsu

và Hoa Quỳ mới nở.

ĐÊM ĐÔNG

No en đã về rồi

Trên cao nguyên lạnh giá

Gió vi vu nhẹ thổi

Đêm đông nào ai hay ?

Đã hơn hai ngàn năm

Con Chúa Trời giáng thế

Nơi hang đá tối tăm

Ngoài đồng hoang vu vắng.

Cao nguyên đêm hôm nay

Sương xuống sũng như sữa

Chúa đản sinh vào đời

Cứu nhân loại khỏi tội.

No en đã về rồi

Trời mây mù giăng lối

Thế giới còn tăm tối

Sao không tìm Chúa Con:

Giêsu ?…

Linh mục Nguyễn Hưng Lợi

https://www.simonhoadalat.com/suyniem/vantho/ChaLoi/29ThoGiangSinh.htm

Chúng con thân mến!

Cùng với hàng triệu triệu người đang sống trên thế giới hôm nay, chúng ta hãy kính cẩn cúi đầu mừng lể Giáng sinh của Chúa.

Như lời thiên thần đã loan báo thật long trọng: “Hôm nay, Chúa Kitô, Đấng Cứu thế đã giáng sinh cho anh em”.

1. Phải chăng Chúa đã giáng sinh một cách lạ lùng ư?

Không, Ngài được sinh ra bình thường như mọi người. Ngài xuất hiện nhẹ nhàng trong đêm đông cô tịch. Ngài không tìm được một chỗ trong hàng quán. Phúc âm viết rõ như vậy. Đức Mẹ Maria, thân mẫu Ngài đã hạ sinh Ngài trong nơi hang súc vật ngoài đồng vắng. Ngài đã khởi sự cuộc đời trong tinh thần từ bỏ, khó nghèo và đơn sơ và Ngài sẽ lớn lên trong tinh thần ấy. Với tấm thân đã chịu đựng được những thiếu thốn, khổ sở ngay từ khi được sinh ra, Ngài sẽ chẳng bao giờ coi tiện nghi vật chất làm quan trọng.

Thiên Chúa giáng sinh làm người. Ngài không xuống trần để tìm kiếm của cải thế gian. Ngài không màng đến vàng bạc và phô trương giầu có. Ngài kêu gọi trước hết đám mục đồng đang thức canh đàn vật trong đêm tối.

Khi vào hang đá đúng như lời chỉ dẫn của thiên thần, họ chỉ thấy một hài nhi mới sinh bọc trong khăn vải và nằm trong máng cỏ. Thiên Chúa giáng sinh vẫn giữ một cung cách khiêm tốn, thanh bần và bình dị như thế.

2. Tại sao Chúa lại chủ ý làm như vậy?

Có nhiều câu trả lời nhưng câu trả lời cụ thể và gần với con người chúng ta nhất là vì Ngài muốn chia sẻ kiếp sống làm người của chúng ta.

Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philipphê đã diễn tã thật hay như sau:

“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.(Pl 2,69)

Chia sẻ không phải bố thí, cũng không phải là ban ơn. Bố thí và ban ơn là đứng từ trên cao ban xuống và chỉ cho đi những gì dư thừa. Chia sẻ là đứng ngang hàng và cho đi những gì chính bản thân mình đang cần. Hiểu được như thế, chúng ta mới thấy được Đức Giêsu chính là mẫu gương chia sẻ.

Văn hào Guenter Eich có viết một vở kịch nhan đề: “Festiamus, Người Tử đạo”,với đại ý như sau:

Festiamus là người tốt lành, đơn sơ hiếm có. Mặc dù sống giữa những người gian ác, chàng vẫn luôn luôn cư xử đoan chính, giàu lòng thương đối với những kẻ bần cùng.

Sau khi chết, chàng bay tới thiên đàng. Ở đó, sau khi làm quen với các thánh, chàng để mấy ngày để đi kiếm cha mẹ, anh em và những bạn hữu xưa, nhưng không thấy ai. Chàng liền hỏi các thánh, nhưng không ai trả lời. Cuối cùng, thánh Phêrô bảo:

– Cha mẹ và bạn hữu con, họ hàng con, ngày xưa đều ăn ở gian ác, nên bây giờ họ đều ở dưới kia kìa, dưới hỏa ngục ấy!

Nghe tới đây, Festiamus liền hiểu ngay. Chàng cáo biệt các thánh và xin với thánh Phêrô:

– Con không thể ở nơi đây được khi còn nhiều người phải chịu đau khổ dưới kia.

Rồi chàng rời bỏ thiên đàng, xuống hỏa ngục để thăm cha mẹ, bạn hữu với những người thân yêu khác. Chàng làm điều đó với tất cả xác tín rằng khi một người vô tội từ trời cao đến và sống với những người bị kết án, cùng chia sẻ thân phận của họ, thì người đó có thể phá tung địa ngục và vòng phong tỏa của quỉ ma.

Đức Giêsu là Thiên Chúa, Ngài có thể ngự trên trời, dùng quyền năng mà cứu độ nhân loại, nhưng vì muốn chia sẻ với nhân loại, nên Ngài đã xuống thế làm người để ở với nhân loại.

3. Hãy bắt chước Chúa sống yêu thương đối với mọi người.

Louis, bá tước miền Bourgogne, vốn là cháu ruột của vua Louis XIV, ngay từ thời thơ ấu đã nổi tiếng là một cậu bé giàu lòng nhân hậu: Sau này, khi đang làm quan tại triều đình, một hôm, ông đi từ nhà riêng ở tỉnh đến cung điện Versailles đúng vào lúc thủ đô Paris xảy ra nạn đói dữ đội. Đám đông những người nghèo khổ trông thấy ông, vội chạy đến xin ông giúp đỡ cái ăn cái uống. Thoạt đầu, sau khi bàng hoàng trước cảnh tượng đáng thương, ông xuống xe giốc hết tiền bạc mang theo để chia sẻ cho mọi người

Thấy vẫn không thấm vào đâu, ông nhanh nhẹn gỡ hết những huân chương và huy chương có nạm ngọc quí và dát vàng chói lói đang đeo trên ngực, rồi quay lại bảo người hầu cận:

– Ta làm quan lớn trong triều mà không biết đến tình cảnh trăm họ, để đến nỗi xảy ra nạn đói thê thảm như thế này, quả thật đáng tội với dân với nước. Ta không đáng được đeo những thứ vinh quang bề ngoài này nữa. Anh hãy cầm lấy tất cả, rồi chạy đi tìm cách bán hết cho ta, lấy tiền mà mua bánh mì và đem lại đây phân phát giúp ta.

Hãy mở rộng tâm hồn để chia sẻ, vì khi mở rộng tâm hồn chia sẻ, ta đón nhận ơn Chúa. Chính khi mở rộng tâm hồn để chia sẻ, ta đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu bé thơ trong hang đá Bêlem.

Lạy Chúa Giêsu bé thơ, xin dạy con biết sống trọn vẹn mầu nhiệm Giáng sinh bằng mở lòng ra chia sẻ với mọi người. Amen.

Lễ Chúa giáng sinh
TIN MỪNG TRỌNG ĐẠI
Lc 2, 1-14

Thời ấy, hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Ðây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyria. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê, lên thành Bêlem, miền Giuđê, là thành vua Ðavít, vì ông thuộc về nhà và gia tộc vua Ðavít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.

Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Ðấng Cứu Ðộ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Ðavít, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”

Giảng

Chúng con thân mến! Hôm nay cả thế giới hân hoan mừng lễ Sinh Nhật của Chúa.

Mời chúng con xem một đoạn Video clip Chúa Giêsu Giáng Sinh

1. Chúa Giáng sinh khi nào và ở đâu?

a. Chúa Giáng sinh vào thời vua Augustô làm hoàng đế Rôma, ông Quirinô là tổng trấn xứ Xyria

b. Chúa Giáng sinh tại thành Belem miền Giuđê nước DoThái.

c. Chúa Giáng sinh trong một hang bò lừa giữa đêm khuya vì không tìm được chỗ trọ

d. Tất cả đều đúng

2. Ai là người được biết Tin Vui này trước tiên?

a. Đó là các vua chúa quyền uy sang trọng

b. Đó là các chức sắc tôn giáo am tường Kinh Thánh

c. Đó là các mục đồng nghèo khó đơn sơ chăn chiên nơi đồng vắng.

d. Đó là những người giầu có sang trọng sống trong đền đài nguy nga

3. Chúa Giêsu Giáng sinh để làm gì?

a. Để nhờ đó mà con người nhận ra tình yêu thương của Thiên Chúa

b. Để cho con người cảm nhận được Thiên Chúa luôn gần gũi với mình

c. Để cho cuộc sống con người nhờ đó mà biết yêu thương nhau và hạnh phúc hơn.

d. Tất cả đều đúng.

Video: Giáng Sinh của Diana

Thánh Kinh bằng hình: Lễ Chúa Giáng Sinh năm B

https://tgpsaigon.net/bai-viet/thanh-kinh-bang-hinh-le-chua-giang-sinh-nam-b-30323
Thánh Kinh bằng hình: Lễ Chúa Giáng Sinh năm B

Phúc Âm Lc 2, 1-20
Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa

Thánh lễ Nửa đêm đã tường thuật biến cố Chúa Giê-su ra đời trong một khung cảnh nghèo nàn, khác hẳn với cảnh ấm cúng và giàu có của gia đình ông Gio-an Tẩy giả.  Nhưng chính khung cảnh đơn sơ ấy lại làm nổi bật lên sứ điệp vô cùng quan trọng cho toàn thể nhân loại:  “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa” (Lc 2:11).  Trước Tin Mừng vĩ đại ấy, nhóm người chăn chiên và Mẹ Ma-ri-a, những người đầu tiên đón nhận đã có những tâm tình nào?  Thánh lễ Rạng đông và đặc biệt là bài Tin Mừng sẽ cho ta những câu trả lời.

a)  “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết”

Đây là những lời phát tự đáy lòng nhóm người khao khát tìm gặp Đấng Cứu Độ.  Ta thử đặt mình trong tâm trạng của những người chăn chiên để hiểu được quyết định đi Bê-lem của họ.  Trước hết họ quyết định ra đi lập tức vào giữa đêm đông.  Thực ra quãng đường không xa lắm, độ vài cây số thôi.  Nhưng di chuyển ban đêm không phải là dễ dàng, nhất là trong vùng đồi núi và khí hậu lạnh buốt.  Hơn nữa, nếu họ ra đi thì đoàn vật họ trông coi sẽ ra sao đây?  Vậy động lực nào thúc đẩy họ ra đi?  Chính họ đã nói lên động lực ấy:  để xem sự việc đã xảy ra!  Sự việc đã xảy ra là biến cố “Đấng Cứu Độ là Đấng Ki-tô Đức Chúa đã sinh ra trong thành vua Đa-vít”.

Chắc chắn, “xem” ở đây không chỉ mang ý nghĩa xem bằng mắt, nhưng là thấy và nhận ra ý nghĩa đích thực của biến cố đã xảy ra.  Với con mắt thường, ta xem việc ra đời của một đứa bé không có gì là đặc biệt, cũng như hằng triệu đứa bé sinh ra mỗi ngày thôi.  Trong khung cảnh gia đình, việc ra đời của một đứa trẻ có thể là một tin vui, một sự mong đợi từ lâu rồi.  Nhưng để xem và hiểu được biến cố Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho chúng ta, thì ta phải xem bằng con mắt đức tin, nghĩa là bằng tất cả tấm lòng yêu mến và tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa.  Tấm lòng ấy đã được các sứ thần ca lên để ngợi khen Thiên Chúa:  Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.  Đúng vậy, tất cả lòng tin yêu của ta được gói ghém trong lời ca của các sứ thần.  Với con mắt đức tin, ta nhận ra bức tranh Giáng Sinh gồm hai khung cảnh:  trời và đất.  Trên trời là vinh quang của Thiên Chúa và dưới đất là bình an của một nhân loại được Chúa yêu thương.  Nhưng quan trọng nhất giữa hai khung cảnh ấy là Hài Nhi Giê-su.  Nơi Người chiếu tỏa ra vinh quang của Thiên Chúa và bình an của nhân loại.  Ta chỉ có thể nhận ra vinh quang của Thiên Chúa trong Chúa Giê-su (Ga 1:14) và ta cũng chỉ tìm thấy bình an đích thực trong Chúa Giê-su mà thôi (Ga 14:27).  Vậy Giáng Sinh, hay “sự việc đã xảy ra như Chúa đã tỏ cho ta biết”, đó là chân lý Thiên Chúa luôn yêu thương nhân loại nên giờ đây Người ban bình an cho họ.  Hoặc nói như thánh Gio-an:  Thiên Chúa đã yêu nhân loại đến nỗi cho Con Một xuống để giao hòa nhân loại với Người.

Hành trình đức tin của những người chăn chiên bắt đầu bằng việc mau mắn làm theo lời báo tin của các sứ thần.  Họ vội vã ra đi do lòng tin yêu nung đốt.  Họ gặp và chiêm ngưỡng Thánh Gia tại Bê-lem.  Thánh Lu-ca không thể diễn tả cuộc gặp gỡ ấy, vì nó đầy ắp tâm tình tin kính và yêu mến.  Rồi khi họ nói cho những người khác biết về Hài Nhi, người ta chỉ có phản ứng “ngạc nhiên” mà thôi.  Thiếu con mắt đức tin, người ta sẽ coi việc sinh ra của Hài Nhi đơn giản như một điều ngạc nhiên.  Mà ngạc nhiên là phản ứng nhất thời do đầu óc chứ không phải do con tim và không phải là hành vi của đức tin.  Sau khi thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng, những người chăn chiên ra về, “vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa”.  Nghĩa là đi tới đâu họ cũng ngợi khen Chúa, chứ không phải chỉ ca tụng Chúa trong Đền Thánh hay nhà thờ.  Đức tin đã làm cho họ trở thành những kẻ rao giảng Tin Mừng trong bất cứ hoàn cảnh nào.

b)  “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”

Chỉ một câu Kinh Thánh cũng đủ để vẽ lên hình ảnh tuyệt vời Mẹ Ma-ri-a chiêm niệm biến cố Giáng Sinh.  Câu Kinh Thánh mà Lu-ca viết ở đây về Đức Mẹ có thể áp dụng vào mọi lúc trong cuộc đời của Chúa Giê-su, vì tất cả những gì xảy ra trong đời của Chúa Giê-su từ giây phút Nhập thể cho tới lúc tắt thở trên thập giá đều là những kỷ niệm trân quý đối với Mẹ.  Mỗi kỷ niệm, mỗi biến cố trong đời Chúa Giê-su đều có một ý nghĩa đặc biệt.  Nhưng những ý nghĩa ấy chỉ được sáng tỏ sau khi Chúa sống lại từ kẻ chết.  Do đó Mẹ mới “suy đi nghĩ lại trong lòng” để luôn luôn sẵn sàng chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa.

Ta thường quá chú tâm đến việc hiểu ý nghĩa mà quên đi mục đích hiểu ý nghĩa để làm gì.  Còn đối với Đức Mẹ, Người “suy đi nghĩ lại trong lòng” không chỉ để hiểu ý nghĩa, mà là để trân trọng yêu quý những kỷ niệm về Chúa Giê-su, rồi nhờ những kỷ niệm ấy mà yêu mến chính Chúa Giê-su.

Khi truyền tin cho Đức Mẹ, sứ thần Gáp-ri-en đã cho Mẹ biết về sứ mệnh của Chúa Giê-su.  Mỗi danh hiệu như Giê-su, Con Đấng Tối Cao, Con Thiên Chúa, đều là những đề tài suy gẫm và cầu nguyện của Mẹ về sứ mệnh cứu thế của Chúa Giê-su.  Càng cầu nguyện, Mẹ càng yêu mến Chúa Giê-su hơn và càng sẵn sàng cùng với Con mình dấn thân thi hành lời “xin vâng”.  Việc “suy đi nghĩ lại trong lòng” đã sinh hoa trái cho chính Mẹ và cho Chúa Giê-su.  Lời “xin vâng” của Đức Mẹ lúc Truyền tin chuẩn bị cho lời “xin vâng” của Chúa Giê-su trong Vườn Dầu.

Lm. Đaminh Trần Đình Nhi

Thánh Kinh bằng tiếng Việt

Thánh Kinh bằng tiếng Anh

1.

NGÔI HAI THIÊN CHÚA BAN ƠN THÁNH
NHÂN LOẠI XÁC PHÀM ĐÓN LỘC TRỜI

2.
CON THIÊN CHÚA NẢY MẦM ƠN CỨU RỖI
KIẾP NHÂN SINH VƯƠN DẬY PHÚC BÌNH AN

3.
THIÊN THẦN CA NGỢI VINH QUANG CHÚA
TRẦN THẾ TÁN DƯƠNG DANH THÁNH NGƯỜI

4.
THIÊN CHÚA TRAO BAN NGUỒN ƠN THÁNH
PHÀM NHÂN ĐÓN NHẬN LỘC YÊU THƯƠNG

5.
ƠN CỨU RỖI CHAN HÒA TRÊN TRÁI ĐẤT
TIẾNG HOAN CA RÉO RẮT TẬN THIÊN CUNG

6.
CHÍN TẦNG TRỜI NGÔI HAI NGỰ XUỐNG
MUÔN CÕI ĐẤT TRẦN THẾ NGỢI KHEN

7.
HOÀNG TỬ BÌNH AN TRAO NGUỒN ƠN THÁNH
THẦN DÂN HẠNH PHÚC ĐÓN SUỐI HỒNG ÂN

8.
LẠY CHÚA GIÁNG SINH NƠI MÁNG CỎ
XIN THƯƠNG NGỰ ĐẾN CÕI LÒNG CON