GIỚI THIẾU NHI MỪNG KÍNH BỔN MẠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM THỨ SÁU 24.11.2023

Các Bạn Thiếu Nhi ơi, Ngày 24/11/2023 là một ngày vô cùng đặc biệt đối với chúng ta, các bạn có biết là ngày gì không nào?

Vâng, đó chính là ngày lễ Mừng Kính Trọng Thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng của Giới Thiếu Nhi chúng ta. Vào lúc 17h30 có cuộc rước kiệu long trọng, sau đó là Thánh Lễ trọng thể lúc 18h00, thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2023. Các bạn Thiếu Nhi nhớ tham dự đông đủ cầu nguyện cho chính mình cũng như mọi người, để ngày nay cũng sẽ có nhiều vị Tử Đạo của thời đại nhé.

Bật mí một chút là sau Thánh Lễ mỗi bạn sẽ được nhận một phần quà đấy nha…! Đừng quên mời gọi và nhắc nhở các bạn của mình nữa nhé!

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM, BỔN MẠNG THIẾU NHI (24/11/2023).

https://www.facebook.com/TNTT.GXNgocLam/posts/pfbid02a3a31X1149MGCVVQECHzZj6mqDTM1yTGt5uR2KmoRvykhjGhAKLpiw1KwGCxEaSYl

Chương trình mừng Lễ Bổn mạng Thiếu Nhi:

https://www.facebook.com/TNTT.GXNgocLam/posts/pfbid0951MDcY7EhaMh1T4A1BUFuC9VV8agiDAsrErcXyy7bMHC2JwK1RwubcELsPoCKA1l

Tìm hiểu Vị Thánh Tử Đạo của Giáo xứ:

https://www.facebook.com/TNTT.GXNgocLam/posts/pfbid027dTduMGMbq9uqrWNGNQc46W3zRcqr2PzGhWe3dE968SzREgRxszqFtPVy47sXG5nl

VĂN NGHỆ MỪNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM – BỔN MẠNG THIẾU NHI 2023.

https://www.facebook.com/TNTT.GXNgocLam/posts/pfbid0pec25Pz55goS2aPDvqQbFa2q6b7oFHyJhMtu9Af6vhT9GtNT56PLP3pcqdPSaWiul

Hình ảnh Đố vui khối xưng tội 1:

https://www.facebook.com/TNTT.GXNgocLam/posts/pfbid02ydXxHCFaTH9HWCxhY5qxjoMt5wYUcCPMNLEG1Pkvws74Y1hNpUBKDy3dPUFVz8ALl

24 Tháng Mười Một Thánh Anrê Dũng Lạc và Các Bạn Tử Đạo

Châm ngôn các thánh Tử Đạo Việt Nam

24 Tháng Mười Một Thánh Anrê Dũng Lạc và Các Bạn
Thánh Anrê Dũng Lạc là một trong 117 vị tử đạo ở Việt Nam, trong những năm từ 1820 đến 1862. Các ngài được phong Chân phước làm bốn đợt, từ 1900 đến 1951. Sau cùng, các ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Thánh vào năm 1988.
Kitô Giáo được người Bồ Ðào Nha đưa vào Việt Nam qua ba triều đại. Vào năm 1615, các linh mục dòng Tên mở khu hội truyền giáo đầu tiên ở Ðà Nẵng. Ở đây, các cha coi sóc các người Công Giáo Nhật Bản bị tống ra khỏi nước.
Vua chúa thời ấy cấm các nhà truyền giáo ngoại quốc không được du nhập vào Việt Nam, và họ dụ dỗ người Việt chối đạo bằng cách bước qua thập giá. Giống như thời kỳ cấm đạo ở bên Anh, các linh mục ở Việt Nam cũng phải trốn tránh trong nhà của giáo dân.
Có đến ba lần bắt đạo cực kỳ khủng khiếp trong thế kỷ 19. Kể từ năm 1820, trong sáu thập niên, có khoảng 100.000 đến 300.000 người Công Giáo đã bị giết hoặc bị đầy ải. Trong đợt bách hại đầu tiên, các nhà truyền giáo ngoại quốc gồm các linh mục của Tu Hội Thừa Sai Ba Lê, cũng như các linh mục Ða Minh người Tây Ban Nha và các Đoàn viên Dòng Ba Đa Minh (Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh).
Vào năm 1847, xảy ra cuộc bách hại lần thứ hai, khi nhà vua nghi ngờ các vị thừa sai và giáo dân Việt Nam đồng loã với lực lượng phản loạn để giết các con trai của vua.
Các vị tử đạo sau cùng là 17 giáo dân, trong đó có một em 9 tuổi, được tử đạo năm 1862. Chính năm đó một hiệp ước được Việt Nam ký kết với Pháp, nhằm đảm bảo sự tự do tôn giáo cho người dân, nhưng hiệp ước đó không được tôn trọng.

Lời Trích

“Giáo Hội Việt Nam thì sống động và đầy sinh lực, với nhiều giám mục trung tín và hăng hái, và nhiều giáo dân tận tụy và can đảm. Giáo Hội Việt Nam đang sống phúc âm trong một hoàn cảnh khó khăn và phức tạp với một sức mạnh đáng kể” (Nhận định của ba vị tổng giám mục Hoa Kỳ sau chuyến thăm viếng Việt Nam vào tháng Giêng 1989).

https://hddmvn.net/24-thang-muoi-mot-thanh-anre-dung-lac-va-cac-ban/

GIỚI THIẾU NHI MỪNG KÍNH BỔN MẠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM THỨ SÁU 24.11.2023

Giáo xứ Ngọc Lâm sau 50 năm nhìn lại, ta vẫn còn thấy đọng lại dấu tích của bao con người ngày đêm miệt mài xây dựng giáo xứ, từ một vùng đất hoang sơ nay đã trở thành một nơi trù phú “đất lành chim đậu”, một trong những giáo xứ  có số lượng giáo dân đông hàng đầu của Giáo phận .

Thiếu nhi Ngọc Lâm “mầm non của đất nước, tương lai của giáo xứ” đã và đang thực sự trở thành mối quan tâm không chỉ với Cha chánh xứ cha Đặc trách mà còn là mối quan tâm của các bậc phụ huynh và toàn xã hội.

Các em thiếu nhi ở đây đa số là con em của những gia đình nghèo sống bằng nghề nông, kinh tế gia đình thiếu trước, hụt sau, ngày đêm phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ngoài cánh đồng. Chính vì thế họ không còn thời gian để chăm sóc các em chu đáo. Thậm chí có những em mới lên 9 lên 10 đã phải phụ việc với cha mẹ, việc học phải bỏ giữa chừng. Với những em đã bỏ học khi tuổi đời chưa đủ để suy nghĩ về tương lai sẽ như thế nào? Đối với các gia đình trẻ thì bố mẹ đi làm công nhân giao con cho nhà trẻ, nhà trường ở nhà thì ông bà trông nom. Trong một bối cảnh xã hội đang bùng phát đủ các loại hình giải trí qua truyền hình, Internet, điện thoại di động. Liệu các em có khỏi rơi vào các tệ nạn làm ảnh hưởng xấu đến xã hội, đến giáo xứ ?

Vì thế, việc giáo dục kiến thức cho các em là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Thì việc giáo dục và củng cố Đức tin Công giáo cũng là việc cấp bách hiện nay. Nếu như trong quá trình xây dựng giáo xứ, các em thiếu nhi dù nghèo nhưng cũng góp công sức đáng kể vào những công trình chung: thu nhặt từng viên đá nhỏ, hy sinh tiền quà bánh để bỏ thùng tiết kiệm… thì ngày nay hầu hết các em trong lứa tuổi thiếu nhi đều tham gia vào các lớp Giáo lý. Từ những con số rất khiêm nhường của buổi ban đầu, từ những giờ Giáo lý rải rác trong các giáo họ, dưới những mái nhà tranh tre lụp xụp, các em đã qui tụ thành khối, lớp trong những phòng học giáo lý khang trang với ngôi Thánh Đường đã hai lần trùng tu để nơi đây quy tụ cộng đoàn đến với Chúa qua các cử hành phụng vụ một cách xứng hợp. Hiện nay tổng số các em đang theo học ở các cấp, khối là 2.319 em. Đó là một điều đáng phấn khởi. Không những thế, chất lượng học tập Giáo lý của các em luôn được nâng lên qua nhiều hình thức học và vui chơi.

Ngày nay, sinh hoạt của thiếu nhi đã chiếm một phần rất  quan trọng trong sinh hoạt toàn giáo xứ – Từ các Thánh Lễ được dành riêng cho các em ngày Chúa Nhật, các ngày lễ đặc biệt trong năm, đến những buổi tĩnh tâm, xưng tội hàng tháng, những giờ học giáo lý, sinh hoạt hội thao, thi đố vui cắm trại đã làm cho khung cảnh của nhà thờ thêm phần sinh động.

Những thành quả có được  ngày hôm nay là do sự  chăm sóc đặc biệt của quý Cha chánh xứ, quý Cha phó, của quý Thầy, quý Dì, quý Ban Hành Giáo giáo xứ, giáo họ và nhất là sự tận tình hướng dẫn của quý anh chị Giáo Lý viên. Kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ, Thiếu Nhi Ngọc Lâm một lần nữa khẳng định vai trò của mình trong sinh hoạt giáo xứ  để không ngừng vươn lên, vươn lên mãi trong việc hình thành nhân cách, đạo đức và lối sống, biết kiên trì học hỏi Lời Chúa, sống chứng nhân trong môi trường sống của mình,  xứng đáng với niềm tin yêu, đáp đền phần nào công ơn của biết bao người ngày đêm âm thầm chăm sóc cho thế hệ tương lai.

Thiếu Nhi Ngọc Lâm ước mong mãi mãi được vun đắp, lớn lên và trưởng thành trong cộng đoàn giáo xứ.

GIÁO HỌ TỬ ĐẠO MỪNG KÍNH QUAN THẦY CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM CHÚA NHẬT 19.11.2023 (CN XXXIII thường niên)

Hình ảnh Thánh Lễ Mừng Bổn Mạng Giáo họ Tử Đạo Chúa Nhật 19.11.2023

https://www.facebook.com/GXngoclam/posts/pfbid0ahgTHtGQFg2PD9o2YPBWxzGTc4tgvPKhTS1zNxqn6z5wgM2A2so7VLCieASn4JkJl

Giáo họ Tử Đạo được thành lập năm 1973, là một trong 5 giáo họ đầu tiên của giáo xứ Ngọc Lâm, nhận Bổn mạng là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, kính ngày 24/11 hằng năm. Là giáo họ có địa bàn nhỏ nhất, giáo họ có khoảng 70 gia đình, 280 nhân danh lúc ban đầu. Đến nay địa bàn giáo họ được mở rộng thêm về phía Nam, giáp họ Giuse Thợ. Trung tâm giáo họ nằm dọc hai bên quốc lộ 20, Đông giáp Họ Rạng Đông, Tây giáp Họ Mẫu Tâm, Nam giáp Họ Giuse Thợ, Bắc giáp Họ Truyền Tin. Số giáo dân hiện nay là 355 gia đình với 1.237 nhân danh.

Cùng đồng hành với giáo xứ trong những ngày đầu đầy khó khăn, gian khổ khi đến vùng đất mới được khai sinh này, giáo họ là nơi tập trung các cơ sở quan trọng của giáo xứ lúc ban đầu như nhà thờ gỗ đầu tiên (được dời về từ giáo họ 1), trường học, khu vực chợ, phòng Y tế, một số giếng nước công cộng… Nhờ thế, giáo họ được mau chóng phát triển về mọi mặt, đồng thời cũng có những đóng góp quan trọng, chủ lực về vật chất cũng như tinh thần cho sự phát triển chung của giáo xứ. Về nhân sự, phải kể đến sự nhiệt tình của các chức việc trong giáo họ qua các thời kỳ, có vị phục vụ tới 20 năm, rất hăng hái lãnh nhận nhiệm vụ và cổ động những tấm lòng vàng trong giáo họ quảng đại cộng tác trong mọi việc chung của giáo xứ, từ những ngày còn ở trong những mái lều bên gốc chuối cho đến những công trình xây dựng quan trọng sau này.

Thánh đường rộng lớn, nguy nga cùng những cơ sở vật chất đầy đủ khang trang ngày nay có phần đóng góp không nhỏ sự hy sinh, tận tụy của quý chức việc, sự quảng đại của những bàn tay lao động, những tấm lòng vàng của giáo dân giáo họ Tử Đạo.

Để xứng danh con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam mà giáo họ vinh dự được nhận làm bổn mạng, giáo dân trong giáo họ Tử Đạo quyết giữ vững truyền thống, không ngại trước gian khó, luôn vâng phục các vị chủ chăn, sẵn sàng đi tiên phong và mau mắn hoàn thành mọi việc dù to hay nhỏ được trao phó vì lợi ích của cộng đoàn dân Chúa xứ Ngọc…

Nhiệm kỳ 2013 – 2017, Ban điều hành giáo họ họp và vận động người dân trong giáo họ mua đất xây đài, khởi công xây dựng năm 2014, người dân trong giáo họ kẻ góp công người góp của, ngôi đền đã hoàn thành tốt đẹp.

Ngôi đền được Cha Chánh xứ Giuse Phạm Đình Hiền làm phép nhân dịp lễ Mừng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đến nay ngôi đền vẫn được tu sửa ngày càng khang trang hơn. Giáo họ có nơi để thờ phượng và cầu nguyện.

* Ban Điều Hành Giáo Họ Tử Đạo:

Trước năm 1993 chưa có Qui chế Giáo phận nên các chức việc không có thời gian phục vụ và nhiệm kỳ nhất định.

– Trùm Chánh:

  1. Đaminh Phạm Văn Sào (1973 – 1974)
  2. Fx. Nguyễn Văn Vượng (1974 – 1980)
  3. Tômasô Phạm XuânThụ (1980 – 1989)
  4. Phaolô Phạm Văn Mão (1990 – 1993)

– Trùm Phó:

  1. Đaminh Trần Thái Sinh (1974 – 1979)
  2. Fx. Phạm Văn Lân (1979 – 1982)
  3. Phaolô Phạm Văn Mão (1983 – 1989)
  4. Đaminh Lê Văn Chuyên (1989 – 1993)

– Thư Ký:

  1. Giuse Phạn Văn Tuân (1974 – 1977)
  2. Giuse Phạm Văn Minh (1977 – 1982)
  3. Giuse M. Phạm Đức Cao (1982 – 1989)
  4. Anrê Ngô Thế Nghiêm (1990 – 1992)
  5. Antôn Đỗ Văn Sang (1992 – 1993)

– Quản giáo:

  1. Giuse Phạm Văn Tính (1977 – 1982)
  2. Giuse Vũ Văn Ba (1983 – 1984)
  3. Giuse Nguyễn Gia Hoàng (1985 – 1982)
  4. Antôn Đỗ Văn Sang (1990 – 1292)
  5. Maria Nguyễn Thị Hạt (1976 – 1989)
  6. Maria Trần Thị Là (1983 – 1989)
  7. Anna Trần Thị Cúc (1987 – 1992)
  8. Maria Đinh Thị Nhạn (1992 – 1993)

Từ 1993, được bầu theo Qui chế Giáo phận:

* Nhiệm kỳ 1993 – 1997:

  1. Phaolô Phạm Văn Mão Trùm Chánh
  2. Đaminh Lê Văn Chuyên Trùm Phó
  3. Đaminh Nguyễn Văn Trạch Trùm Phó
  4. Antôn Trần Kim Khánh Thư Ký

* Nhiệm kỳ 1997 – 2001:

  1. Phaolô Phạm Văn Mão Trùm Chánh
  2. Đaminh Nguyễn Văn Trạch Trùm Phó
  3. Giuse Phạm Văn Bản Trùm Phó
  4. Antôn Trần Kim Khánh Thư Ký (1997 – 1999)
  5. Giuse Nguyễn Hoài Linh Thư Ký (1999 – 2001)

* Nhiệm kỳ 2001 –  2005:

  1. Grêgôriô Cao Văn Ban Trùm Chánh
  2. Antôn Phạm Thanh Long Trùm Phó
  3. Đaminh Trịnh Ngọc Chuẩn Trùm Phó
  4. Giuse Nguyễn Hoài Linh Thư Ký

* Nhiệm kỳ 2005 –  2009:

  1. Antôn Phạm Thanh Long Trùm Chánh
  2. Đaminh Phạm Minh Trí Trùm Phó
  3. Phaolô Nguyễn Thu Trùm Phó
  4. Giuse Phạm Ngọc Toản Thư Ký

* Nhiệm kỳ 2009 –  2013:

  1. Đaminh Phạm Minh Trí Trùm Chánh
  2. Giuse Phạm Ngọc Toản Trùm Phó
  3. Giuse Phạm Phú Mỹ Trùm Phó
  4. Phaolô Nguyễn Quang Vinh Thư Ký

* Nhiệm kỳ 2013 –  2017:

  1. Giuse Phạm Phú Mỹ Trùm Chánh
  2. Phanxicô X. Vũ Ngọc Phúc Trùm Phó
  3. Phêrô Nguyễn Văn Vịnh Trùm Phó
  4. Vinhsơn Nguyễn Văn Vinh Thư Ký

* Nhiệm kỳ 2017 –  2021:

  1. Phanxicô X. Vũ Ngọc Phúc Trùm Chánh
  2. Matino Phạm Thanh Sang Trùm Phó
  3. Vinhsơn Vũ Thanh Hùng Trùm Phó
  4. Giuse Bùi Đức Tài Thư Ký

* Nhiệm kỳ 2021 –  2025:

  1. Phanxicô X. Vũ Ngọc Phúc Trùm Chánh
  2. Vinhsơn Vũ Thanh Hùng Trùm Phó
  3. Giuse Bùi Đức Tài Trùm Phó
  4. Gioakim Trần Quốc Khánh Thư Ký