Thiếu Nhi Sống Lời Chúa Chúa Nhật 16 Thường Niên năm A 23.07.2023

Kinh thánh bằng hình: Chúa nhật 16 Thường niên năm A

Kinh thánh bằng hình: Chúa nhật 16 Thường niên năm A

Phúc Âm Mt 13, 24-30  hoặc 24-43

“Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt”.

Cái xấu và tốt luôn đan se quấn quýt lấy nhau trong cuộc đời. Xem ra sự dữ có lúc lấn lướt cái tốt. Cái trớ trêu và nghịch lý là, trong cùng một thửa ruộng, lúa mọc lên tươi tốt nhưng vẫn có nhiều loại cỏ cùng mọc lên. Cũng như thế, tâm hồn con người cũng luôn bị giằng co bởi cái thiện và cái ác. Nhiều khi cái tốt muốn làm, nhưng con người lại không làm mà để cái xấu vươn lên, lấn áp như lời thánh Phaolô đã từng nói. Qua hình ảnh cỏ lùng, hạt cải và men, Chúa Giêsu muốn gợi lên cho nhân loại thấy cái thảm kịch của nhân loại đang xảy ra trong mọi thế hệ, nhưng thảm kịch lớn và sâu hơn Chúa Giêsu muốn gợi lên là thảm kịch của lòng người. Người ta vẫn hiểu rõ nội tâm, lòng con người như một sức mạnh của hạt cải hay như một chút men có thể làm dậy lên cả một đấu bột. Hạt cải nhỏ bé nhưng mọc lên to lớn đến nỗi chim trời có thể bay tới đậu hay núp bóng.

Hoàn toàn khác với quan niệm của một số người, đặc biệt là các Ký lục, Pharisiêu và Biệt phái, Chúa Giêsu luôn yêu thương con người, tha thứ, cảm thông với con người vì Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 8, 10). Thiên Chúa luôn kiên nhẫn chờ đợi con người quay trở lại với Ngài. Thiên Chúa kêu mời con người cũng phải có lòng kiên nhẫn, can đảm, bao dung và lạc quan, hy vọng. Thái độ ấy phải là thái độ và cách hành xử của các môn đệ và của mọi người muốn tiếp tục chương trình cứu rỗi của Chúa. Chúa luôn mời gọi con người phải nhẫn nhục, chịu đựng , lạc quan chờ đợi như Ngài vẫn chờ đợi.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

Thánh Kinh bằng tiếng Việt

Thánh Kinh bằng tiếng Anh

Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 16 Thường niên năm A

Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 16 Thường niên năm A

Mt 13: 24-53

Dụ ngôn cỏ lùng là một trong những dụ ngôn hiếm hoi được chính Chúa giải thích rõ ràng. Sự giải thích của Chúa giúp ta có những hiểu biết hữu ích cho đời sống đạo.

A. Dụ ngôn nhắc nhớ ta về sự hiện diện của ma quỉ.

Xin kể một câu chuyện trong sự tích của thánh Gioan Maria Vianney.

Một hôm, nhân dịp mở tuần đại phúc tại một xứ trong hạt, người ta đã mời cha Vianney cùng nhiều Linh mục khác đến giúp. Sau buổi cơm tối, cha Vianney nhẹ nhàng nói với anh em:

– Thưa các cha, con hay bị ma quỷ quấy phá, nhất là gần tới những hôm con cứu được nhiều linh hồn tội lỗi nặng. Vì thế, để đề phòng, con xin trình các cha trước, nếu đêm nay ma quỷ có làm gì thì xin các cha cứ biết vậy và an tâm, nó phá một lúc rồi sẽ hết!

Cha Vianney vừa dứt lời, các cha khác đã cười rộ lên:

– Lại chuyện ma quỷ! Sao mà cứ nghe cha nói toàn là những chuyện giật gân tào lao không à! Có thật không? Hay cha bị ám ảnh thế?

– Đây là dịp tốt, cha khác bảo, mình cứ nghe hoài câu chuyện ma quỷ phá rối cha Vianney mà chẳng bao giờ chứng kiến được, may ra tối nay mình sẽ được một lần xem tận mắt! Cha Vianney cứ yên trí ngủ đi. Tụi này không sợ ma quỷ gì đâu, trái lại còn mong xem thấy tận mắt là khác!

Cả nhà tắt đèn đi ngủ. Nửa đêm, giữa lúc mọi người đang say sưa giấc điệp thì nhà xứ rung động dữ dội, ghế bàn chạy đi chạy lại, đồ đạc thì lăn lóc rơi xuống vung vãi trên sàn nhà, cột nhà thì kêu răng rắc như muốn gãy đôi… Các cha hớt hơ hớt hải mang áo ngủ lùng thùng chạy ra sân, mình toát cả mồ hôi hột, miệng không ngớt kêu lên:

– Dễ sợ quá! Chưa bao giờ thấy chuyện khủng khiếp như thế này! Cái gì thế? Động đất lớn à?

– Thế còn ông Vianney đâu mất?

– Chắc ông ở trên phòng! Đợi yên ta lên tìm xem. Các cha kéo nhau lên gác, gõ cửa:

“Cốc, cốc”. Có tiếng guốc khua trên sàn nhà, cha Vianney mở cửa, các cha ái ngại hỏi:

– Cha đang ngủ à?

– Vâng, con đang ngủ!

– Thế cha không nghe gì cả sao? Chúng tôi kinh khiếp quá!

– Có, con có nghe. Thì…. hồi tối, ở nhà cơm, con có trình các cha rồi! Ma quỷ nó hay quấy phá con như thế lắm! Xin các cha cứ an tâm, có đêm nó làm con nhiều lần như thế, nhưng không sao cả! Vì nó thua to, nó cay thì nó quấy phá vậy thôi!

Nói xong, ngài chào các cha và đi ngủ. Các cha cũng trở về lại phòng, nhưng suốt đêm không sao nhắm mắt được.

Sáng hôm sau, vào giờ điểm tâm, các cha lại nhắc đến câu chuyện khiếp sợ hồi hộp và nói:

– Cha Vianney, bây giờ chúng tôi tin thực đúng là “băng hoả ngục” nó quấy phá cha. Bấy lâu nay chúng tôi chế nhạo cha nhưng đêm vừa rồi chúng tôi phải một phen kinh hồn bạt vía và cảm thấy xấu hổ với cha quá! Xin cha thông cảm và tha thứ lỗi lầm cho anh em chúng tôi. Nhưng nay chúng tôi yêu cầu cha một điều: suốt tuần đại phúc này, chiều nào cha cũng phải về xứ Ars để ngủ rồi sáng mai lại chịu khó đến đây. Chứ nếu cha ngủ đây thì chúng tôi phải di tản hết. Khiếp quá chịu không thấu”.

– Con xin vâng lời các cha. Khởi sự chiều nay, con sẽ về nhà ngủ.

Ma quỉ hiện hữu. Chúng luôn có mặt để gieo rắc sự xấu. Chúa đã chuẩn bị những thửa ruộng tốt. Những thửa ruộng đó là thế giới, là Giáo hội, là tâm hồn mỗi người. Chúa đã gieo những hạt giống tốt. Hạt giống đó là Lời Chúa, là ơn Chúa, là những thiện chí, những ý hướng cao đẹp trong tâm hồn con người.

Nhưng ma quỉ lén gieo vào những hạt cỏ xấu.

Ngay trong bản thân mỗi người, không thiếu những sáng kiến, những hoạt động ban đầu xem ra tốt đẹp, nhưng dần dà bị vẩn đục vì những biến tướng nặng mùi trần tục như khoe khoang, tìm hư danh, tìm lợi lộc.

Đó là những hạt cỏ xấu ma quỉ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt.

B. Tuy nhiên, dụ ngôn cũng cho thấy sự kiên nhẫn và lòng bao dung của Chúa.

Có một thầy ẩn tu hết sức đạo đức thánh thiện tên là Sébastien. Một ngày nọ, sau giờ cầu nguyện, thầy đánh bạo ngỏ ý với Đức Giêsu xin được thế chỗ của Người trên thập giá trong ngôi nguyện đường. Đức Giêsu đồng ý nhưng với một điều kiện: Đó là phải giữ im lặng tuyệt đối. Thầy Sébastien cam đoan chấp hành, miễn là được toại ý. Thế là sau đó, mọi sự đã diễn ra đúng như thế mà mọi người đến viếng nguyện đường đều không biết gì.

Một hôm, có một ông nhà giàu đến nguyện đường đọc kinh, khi ra về thì bỏ quên mất túi tiền ở lại. Sau đó, một người nghèo cũng đến cầu nguyện, quì vào đúng chỗ của ông ta và trông thấy túi tiền. Anh ta mừng rỡ tạ ơn Chúa rồi cầm về. Kế tiếp, lại có một anh thanh niên đến xin Chúa cho đi đường được bình an, anh vừa đứng lên rời nguyện đường thì ông nhà giàu vội vã quay trở lại, không thấy túi tiền đâu, bèn nghi cho anh chàng đã lấy cắp nên tri hô cảnh sát.

Thấy vậy, thầy Sébastien từ trên thập giá buột miệng la to:

– Này ông kia, dừng lại, không phải như thế đâu.

Sau đó, thầy Sébastien kể lại đầu đuôi mọi sự, ông nhà giàu tin ngay vì nghĩ đó chính là Đức Giêsu, liền chạy đi tìm người nghèo để đòi lại túi tiền, còn anh thanh niên thì sụp lạy tạ ơn rồi lên đường

Khi nguyện đường trở lại cảnh thanh vắng, Đức Giêsu mới hiện ra và bảo thầy Sébastien:

– Con hãy xuống ngay khỏi thập giá của Ta, con không xứng đáng thay thế chỗ của Ta, chỉ vì con đã không bằng lòng im lặng như đã hứa với ta !

Thầy Sébastien mếu máo phân trần:

– Nhưng lạy Chúa, làm sao con có thể im lặng trước một sự bất công như vậy?

Câu chuyện làm tôi liên tưởng đến Lời của Chúa: “Hãy cứ để đấy, cho cỏ lùng mọc lên chung với cây lúa cho tới mùa gặt… “.(Mt 13, 24-30):

Chúa kiên nhẫn đợi chờ vì hy vọng những người tội lỗi ăn năn sám hối.

C. Cuối cùng, dụ ngôn cho ta hiểu cây lúa không thể biến thành cây cỏ lùng, nhưng những con người tội lỗi có thể trở thành một đấng thánh. Augustinô là một thí dụ. Người trộm lành còn là một thí dụ đẹp hơn.

Đây là một câu chuyện xảy ra tại một thiền viện.

Một buổi sáng nọ, khi vừa thức dậy, một số thiền sinh phát hiện mình bị mất cắp một vài vật dụng cá nhân. Họ bảo nhau cùng để ý rình rập, và họ đã bắt được quả tang một chú thiền sinh mới đến đang lấy cắp đồ dùng của họ. Họ liền ập vào bắt giữ, giải lên cho thầy viện trưởng. Thầy im lặng, và cho chú thiền sinh nọ trở về phòng.

Ít lâu sau đó, chú thiền sinh tại bị phát giác đang ăn trộm lần thứ hai, và lại bị dẫn đến viện trưởng. Lần này cũng như lần trước, thầy vẫn im lặng, không nói năng gì, chỉ đưa tay ra hiệu cho phép chú trở về phòng. Mọi người đều thấy tấm tức bực bội về thái độ xử lý quá rộng lượng của thầy mình…

Đến lần thứ ba, chú thiền sinh có tật ăn cắp kia lại tái phạm. Tất cả các môn sinh đều tập trung lại, đòi thầy phải có thái độ trừng phạt xứng đáng. Họ đưa ra yêu sách:

– Thưa thầy, hoặc là tất cả chúng con, thầy phải lựa chọn, nếu không chúng con sẽ rời bỏ nơi này ngay lập tức!

Im lặng một lát, thầy viện trương điềm đạm trả lời:

– Tất cả các con đều đã sống tốt lành với nhau, còn chú này thì chưa được như thế vậy. Thầy muốn chú ấy sẽ ở lại với thầy để thiền định tập tành cho được tốt hơn. Các con thì không cần phải làm như thế nữa, các con có thể chia tay với thầy được rồi đấy!

Mọi người đều chưng hửng, cúi đầu, lần lượt từng người không dám nói gì nữa, lặng lẽ ai về phòng nấy.

Riêng chú thiền sinh tội lỗi kia vẫn quì đấy, đôi dòng lệ lăn dài trên gò má.

Chúng ta dư sức để hiểu được rằng cuộc sống của em thiền sinh này sau đó sẽ ra sao.

https://tgpsaigon.net/bai-viet/bai-giang-chua-nhat-cho-thieu-nhi-chua-nhat-16-thuong-nien-nam-a-60827

Đáp án: Chúa nhật XV Thường niên – Năm A

1. Nhất Lãm

2. Trên bờ

3. Người gieo giống

4. Ăn mất

5. Thiếu đất

6. Bụi gai

7. Cho thêm

8. Ngôn sứ Isaia

9. Cướp đi

10. Không hiểu

11. Vinh hoa phú quý

12. Sinh hoa kết quả

Từ khóa: Lời Thiên Chúa

Bài Ðọc I: Kn 12, 13. 16-19

“Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn trở lại”.

Trích sách Khôn Ngoan.

Ngoài Chúa, không có chúa nào khác chăm sóc mọi sự, ngõ hầu minh chứng rằng Chúa không đoán xét bất công. Vì chưng, sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh, và vì Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người. Chúa chỉ tỏ sức mạnh Chúa ra khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa, và triệt hạ kẻ kiêu căng không nhìn biết Người.

Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung: vì khi Chúa muốn, mọi quyền hành tuân lệnh Người. Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối.

Ðó là lời Chúa.

Bài Ðọc II: Rm 8, 26-27

“Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta. Vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho xứng hợp, nhưng chính Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả. Mà Ðấng thấu suốt tâm hồn, thì biết điều Thánh Thần ước muốn. Bởi vì Thánh Thần cầu xin cho các thánh theo ý Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

Phúc Âm: Mt 13, 24-30 {hoặc 24-43}

“Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: “Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa lớn lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng lộ ra. Ðầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: “Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?” Ông đáp: “Người thù của ta đã làm như thế”. Ðầy tớ nói với chủ: “Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ”. Chủ nhà đáp: “Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: “Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta”.

{Người lại nói với họ dụ ngôn khác mà rằng: “Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt đó bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó”.

Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: “Nước trời giống như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men”.

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: “Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn, Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian”. Sau khi giải tán dân chúng, Người trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe”. Người đáp rằng: “Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong Nước của Cha mình. Ai có tai để nghe thì hãy nghe”.

Ðó là lời Chúa.

Dẫn Lễ Thiếu Nhi CN 16 TN Năm A

Dẫn vào Thánh lễ Chúa Nhật 16 Thường Niên

Cỏ lùng giữa ruộng lúa mì

Gương mù xã hội hư đi bao người

Giúp con sống tốt giữa đời

Kiên tâm đón nhận mọi người vì Cha.

Các bạn thiếu nhi thân mến, hôm nay, Chúa nhật thứ mười sáu Thường niên: Con cái Thiên Chúa và con cái gian ác
(Mt 13,24-43).

Trong dụ ngôn “Lúa tốt và cỏ lùng” của Chúa Giêsu, người gieo hạt giống tốt là Thiên Chúa, hạt giống tốt là con cái Thiên Chúa; kẻ gieo cỏ lùng là ma quỷ và cỏ lùng là con cái gian ác. Khi lúa lớn lên, cỏ lùng đã hiện diện rồi. Nghĩa là ma quỷ đã gieo sự gian ác lẫn lộn trong cuộc sống của con cái Thiên Chúa.

Dâng Thánh lễ hôm nay, xin Chúa cho các bạn thiếu nhi chúng ta/ biết sống đẹp lòng Chúa để trở thành lúa tốt; đừng nghe theo ma quỷ phạm tội mà trở thành cỏ lùng. Mời cộng đoàn đứng.

Bài đọc 1 (Kn 12,13.16-19)

Thiên Chúa là Đấng chân thật, quyền phép, công bằng…  Người làm chủ được sức mạnh của mình và lấy tình thương đối xử với người tội lỗi. Vì Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, chậm giận và rất mực khoan dung.

Bài đọc 2 (Rm 8,26-27)

Chúng ta là những người tội lỗi, không biết cầu nguyện như thế nào cho đẹp lòng Chúa. Chính Chúa Thánh Thần sẽ cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên xiết khôn tả.

Lời nguyện chung

Chủ tế: Thiếu nhi chúng con thân mến, Chúa Giêsu kêu mời chúng ta hãy trở nên lúa tốt, chứ đừng biến thành cỏ lùng, sẽ bị quăng vào lửa. Tin tưởng vào lời Chúa dạy, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện.

  1. Con người là hạt giống tốt Thiên Chúa đã gieo trồng. Xin cho mọi tín hữu trong Giáo hội Chúa Kitô/ luôn là những hạt giống sinh hoa kết quả dồi dào. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  2. “Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện”. Xin cho những người đang sống trong lầm lạc và tội lỗi/ biết quay về với Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  3. Thiên Chúa khoan dung chờ đợi con người ăn năn sám hối. Xin cho các thầy cô giáo lý viên và các anh chị trưởng/ biết noi gương Giáo hội là Mẹ Hiền, sống quảng đại và bao dung với mọi người. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  4. “Người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ”. Xin cho thiếu nhi trong giáo xứ chúng ta/ biết tránh xa những cám dỗ tội lỗi, để sống xứng đáng là con cái Chúa Cha, Đấng ngự trên trời. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Chủ tế: Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con muốn trở nên những người tốt lành. Xin giúp chúng con dứt khoát với những cám dỗ của ma quỷ, quyết tâm vâng nghe và tuân giữ những điều Chúa truyền dạy. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Bài Ðọc I: Kn 12, 13. 16-19

“Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn trở lại”.

Trích sách Khôn Ngoan.

Ngoài Chúa, không có chúa nào khác chăm sóc mọi sự, ngõ hầu minh chứng rằng Chúa không đoán xét bất công. Vì chưng, sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh, và vì Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người. Chúa chỉ tỏ sức mạnh Chúa ra khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa, và triệt hạ kẻ kiêu căng không nhìn biết Người.

Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung: vì khi Chúa muốn, mọi quyền hành tuân lệnh Người. Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối.

Ðó là lời Chúa.

Bài Ðọc II: Rm 8, 26-27

“Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta. Vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho xứng hợp, nhưng chính Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả. Mà Ðấng thấu suốt tâm hồn, thì biết điều Thánh Thần ước muốn. Bởi vì Thánh Thần cầu xin cho các thánh theo ý Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

Phúc Âm: Mt 13, 24-30 {hoặc 24-43}

“Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: “Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa lớn lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng lộ ra. Ðầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: “Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?” Ông đáp: “Người thù của ta đã làm như thế”. Ðầy tớ nói với chủ: “Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ”. Chủ nhà đáp: “Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: “Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta”.

{Người lại nói với họ dụ ngôn khác mà rằng: “Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt đó bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó”.

Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: “Nước trời giống như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men”.

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: “Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn, Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian”. Sau khi giải tán dân chúng, Người trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe”. Người đáp rằng: “Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong Nước của Cha mình. Ai có tai để nghe thì hãy nghe”.}

Ðó là lời Chúa.

Tranh tô màu – Chúa nhật XVI Thường niên – Năm A

VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 16 TNA

Tin Mừng thánh Mátthêu 13,24-43
TIN MỪNG
24 Đức Giêsu trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn khác: “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình.25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất.26 Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện.27 Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy? ” Ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó! ” Đầy tớ nói: “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không? ” 29 Ông đáp: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. 30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi.”
31 Đức Giêsu còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói: “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình.32 Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được.”
33 Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”
34 Tất cả các điều ấy, Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với đám đông; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn,35 hầu ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ: Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa.
36 Bấy giờ, Đức Giêsu bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.”37 Người đáp: “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người.38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần.39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần.40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.41 Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người,42 rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.
24 He proposed another parable to them.  “The kingdom of heaven may be likened to a man who sowed good seed in his field.
25 While everyone was asleep his enemy came and sowed weeds all through the wheat, and then went off.
26 When the crop grew and bore fruit, the weeds appeared as well.
27 The slaves of the householder came to him and said, ‘Master, did you not sow good seed in your field? Where have the weeds come from?’28 He answered, ‘An enemy has done this.’ His slaves said to him, ‘Do you want us to go and pull them up?’29 He replied, ‘No, if you pull up the weeds you might uproot the wheat along with them.
30 Let them grow together until harvest;  then at harvest time I will say to the harvesters, “First collect the weeds and tie them in bundles for burning; but gather the wheat into my barn.”‘”
31 He proposed another parable to them. “The kingdom of heaven is like a mustard seed that a person took and sowed in a field.
32  It is the smallest of all the seeds, yet when full-grown it is the largest of plants. It becomes a large bush, and the ‘birds of the sky come and dwell in its branches.'”
33 He spoke to them another parable. “The kingdom of heaven is like yeast that a woman took and mixed with three measures of wheat flour until the whole batch was leavened.”
34  All these things Jesus spoke to the crowds in parables. He spoke to them only in parables,35 to fulfill what had been said through the prophet:  “I will open my mouth in parables, I will announce what has lain hidden from the foundation (of the world).”
36 Then, dismissing the crowds,  he went into the house. His disciples approached him and said, “Explain to us the parable of the weeds in the field.”
37  He said in reply, “He who sows good seed is the Son of Man,38 the field is the world,  the good seed the children of the kingdom. The weeds are the children of the evil one,39 and the enemy who sows them is the devil. The harvest is the end of the age, and the harvesters are angels.
40 Just as weeds are collected and burned (up) with fire, so will it be at the end of the age.
41 The Son of Man will send his angels, and they will collect out of his kingdom all who cause others to sin and all evildoers.
42 They will throw them into the fiery furnace, where there will be wailing and grinding of teeth.
43 Then the righteous will shine like the sun in the kingdom of their Father. Whoever has ears ought to hear.
44 “The kingdom of heaven is like a treasure buried in a field, which a person finds and hides again, and out of joy goes and sells all that he has and buys that field.
I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề của bức ảnh này là gì?
… … … … … … … … … … … … …
* Bạn hãy viết câu TM thánh Mátthêu 13, 25.
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
II. TRẮC NGHIỆM
01. Khi giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng, Đức Giêsu nói kẻ gieo hạt giống tốt là ai? (Mt 13,37)
a. Người gieo giống.
b. Các thiên sứ.
c. Con Người.
d. Chúa Cha.
02. Ruộng là ai? (Mt 13,38)
a. Thế gian.
b. Con Người.
c. Các tông đồ.
d. Dân Ítraen.
03. Hạt giống tốt, đó là ai? (Mt 13,38)
a. Những người nghe lời Thiên Chúa.
b. Các thánh.
c. Con cái Nước Trời.
d. Toàn những nghèo khó.
04. Thợ gặt là ai? (Mt 13,39)
a. Các tông đồ.
b. Con cái Ítraen.
c. Các thiên thần.
d. Những người công chính.
05. Vào ngày tận thế, người công chính sẽ như thế nào trong Nước của Cha họ? (Mt 13,43)
a. Hưởng hạnh phúc Nước Trời.
b. Chói lòa như mặt trời.
c. Sẽ được mọi người ca tụng.
d. Sẽ được chúc phúc.
III. Ô CHỮ

Những gợi ý

01. Các thợ gặt là ai? (Mt 13,39)
02. Khi giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng, Đức Giêsu nói kẻ gieo hạt giống tốt là ai? (Mt 13,37)
03. Vào ngày tận thế, mọi kẻ làm điều gian ác sẽ bị quăng vào đâu? (Mt 13,42)
04. Cỏ lùng là con cái của ai? (Mt 13,38)
05. Vào ngày tận thế, người công chính sẽ như chói lòa như gì trong Nước của Cha họ? (Mt 13,43)
06. Hạt giống tốt, đó là con cái ai? (Mt 13,38)
07. Khi mọi người đang ngủ, kẻ thù gieo gì vào giữa lúa? (Mt 13,25)
08. Ruộng là ai? (Mt 13,38)
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì ?
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

“Người công chính sẽ bị chói lọi như mặt trời”.

Tin Mừng thánh Mátthêu 13,53

Lời giải đáp
VHTK
CHÚA NHẬT 16 TNA

I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề
Người gieo cỏ lùng
* Tin mừng thánh Mátthêu 13, 25 :
“Khi mọi người đang ngủ,
thì kẻ thù của ông đến
gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất.”
II. TRẮC NGHIỆM
01. c. Con Người (Mt 13,37)
02. a. Thế gian (Mt 13,38)
03. c. Con cái Nước Trời. (Mt 13,38)
04. c. Các thiên thần. (Mt 13,39)
05. b. Chói lòa như mặt trời. (Mt 13,43)
III. Ô CHỮ
01. Thiên thần (Mt 13,39)
02. Con Người (Mt 13,37)
03. Lò lửa (Mt 13,42)
04. Ác thần (Mt 13,38)
05. Mặt trời (Mt 13,43)
06. Nước Trời (Mt 13,38)
07. Cỏ lùng (Mt 13,25)
08. Thế gian (Mt 13,38)
Hàng dọc : Nước Trời

Nguyễn Thái Hùng

https://giaophannhatrang.org/vi/news/Giai-Dap-Giao-Ly/vui-hoc-thanh-kinh-chua-nhat-xvi-thuong-nien-a-25770.html