Học hỏi Phụng Vụ: Ủy ban Thánh nhạc Bản ghi nhớ để thực hiện việc hát cộng đồng trong phụng vụ

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
ỦY BAN THÁNH NHẠC

BẢN GHI NHỚ ĐỂ THỰC HIỆN
VIỆC HÁT CỘNG ĐỒNG TRONG PHỤNG VỤ

Hội thảo Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 50 với chủ đề Nhận định và góp ý về việc ca hát của cộng đoàn phụng vụ đã diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 25-4-2023. Với sự hiện diện và đồng hành của Đức cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc và cha Phêrô Kim Long, nguyên Phó chủ tịch, các Ban Thánh nhạc thuộc các Giáo phận đã chia sẻ về việc hát cộng đồng trong phụng vụ.

Các hội thảo viên đã thảo luận về các bản tường trình của các Giáo phận (Bà Rịa, Bắc Ninh, Bùi Chu, Đà Lạt, Hà Nội, Huế, Hưng Hóa, Mỹ Tho, Phan Thiết, Phát Diệm, Phú Cường, Qui Nhơn, Sài Gòn, Xuân Lộc) và đúc kết như sau:

  1. Nhận định:
  2. Trong phụng vụ, toàn thể việc phụng tự công cộng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là Đầu cùng các chi thể của Người. Bản chất của phụng vụ đòi hỏi mọi người tham dự vào các việc cử hành phụng vụ cách ý thức và tích cực – đây là quyền lợi và bổn phận của mọi Kitô hữu nhờ được lãnh nhận phép Rửa tội.Hát cộng đồng là phương thế hàng đầu để có được sự tham dự trọn vẹn này.
  3. Ca đoàn hỗ trợ chứ không thay thế cộng đoàn.
  4. Cộng đoàn phụng vụ Việt Nam có được những thuận lợi: tín hữu thích hát và có khả năng hát, có nhiều bài hát cộng đồng, có dồi dào các phương tiện công nghệ.
  5. Và cũng có những khó khăn: nhiều cộng đoàn thiếu người chọn bài hát đúng phụng vụ và tập hát; nhịp sống đời thường khiến dân chúng khó dành thời giờ cho việc tập hát; nhiều ca đoàn quá chú trọng đến việc hát bài mới nhưng thiếu tính cộng đồng; một số nơi chưa có được sự chăm sóc mục vụ thánh nhạc đúng mức.
  6. Giải pháp thực hiện:
  7. Quan tâm đến cả hai thành phần: cộng đoàn và ca đoàn – vừa cổ võ việc đồng thanh ca hát của cộng đoàn, vừa khích lệ ca đoàn trau chuốt những bài ca có nghệ thuật cao.
  8. Chọn cho cộng đoàn bài hát mới hay cũ có ca từ chính xác, dễ hiểu, với giai điệu dễ hát và dễ nhớ.
  9. Chọn lựa hài hòa các bài hát cho các đại lễ và các Thánh lễ có nghi thức riêng, vì đây là dịp thuận tiện nhất để cả cộng đoàn và ca đoàn đều có thời gian để ca hát.
  10. Tạo lập dần dần sự thống nhất từ cấp giáo xứ đến tầm mức toàn quốc ở các bài ca cho những phần thường lễ mà giáo dân được đồng thanh ca hát (những phần đối đáp, bộ lễ, lời tung hô sau truyền phép, vinh tụng ca Amen kết thúc Kinh nguyện Thánh Thể, kinh Lạy Cha) và các bài ca cho các phần riêng (thánh vịnh đáp ca, Alleluia).
  11. Soạn thảo danh sách đề nghị các bài ca phụng vụ cho từng Chúa nhật và Lễ trọng với tỉ lệ đáng kể dành cho việc hát cộng đồng.
  12. Ban hành những chỉ thị chi tiết và cụ thể về mục vụ thánh nhạc cho cộng đoàn và ca đoàn.

TP.HCM, ngày 25 tháng 4 năm 2023
Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc

(đã ấn ký)

† Aloisiô Nguyễn Hùng Vị
Giám mục Giáo phận Kontum

Thư ký Ủy ban Thánh nhạc

           (đã ký)

Lm. Rôcô Nguyễn Duy

Tải về file PDF tại đây!

WHĐ (28.05.2023)

GIẢI ĐÁP VỀ PHỤNG VỤ AN TÁNG
Cha xứ không cử hành các phép sau cùng cho người qua đời có đúng không?
Bạn Phạm Thị Hoa hỏi:
Kính cha ! Mới đây, mẹ con đem bà ngoại con sắp qua đời về nhà con để làm tang lễ cho bà.Nhưng khi bà ngoại chết, gọi cha xứ ở giáo xứ con làm phép xác cho bà ngoại ngài không chịu đi.Con nghe đâu lý do ngài đưa ra là bà ngoại con không sống ở xứ này,ở mãi tận đâu chứ không phải thuộc quyền của ngài, tự dưng đem về đây làm mất công ngài.Nghe thấy vậy gia đình con cũng mời một cha quen đến làm các phép xác và tẩm liệm cũng như dâng một thánh lễ tại gia.Cuối cùng mọi sự cũng xong. Con xin hỏi khi mẹ con đem bà ngoại về giáo xứ con tổ chức tang lễ mẹ con có sai gì không theo luật Giáo Hội ?Và cha xứ của con không chịu đến nhà là vì lý do gì ?
Trả lời
(Linh mục Giuse Ngô Quang Trung)
Chị Hoa thân mến,
Để tiện việc tham khảo, tôi xin trưng dẫn cụ thể Giáo Luật điều 1177 hướng dẫn việc cử hành lễ an táng.
Điều 1177 §1 Thường lệ, lễ an táng cho một tín hữu quá cố phải cử hành tại nhà thờ giáo xứ của người ấy.
§2 Tuy nhiên, mọi tín hữu hay những người lo tang lễ cho tín hữu quá cố, được phép lựa chọn một nhà thờ khác để cử hành lễ an táng, miễn là được vị quản đốc nhà thờ đồng ý, và phải thông báo cho Cha Sở riêng của người quá cố biết.
§3 Nếu ai chết ở ngoài giáo xứ riêng, và thi hài không được đem về đó, cũng không có nhà thờ nào được chọn lựa hợp lệ để cử hành tang lễ, thì lúc đó phải cử hành lễ an táng tại nhà thờ của giáo xứ nơi người ấy chết, trừ khi luật địa phương chỉ định khác.
* Dẫn giải:
– Lễ an táng phải được cử hành tại nhà thờ giáo xứ vì người giáo dân có quyền được hưởng những ơn thiêng liêng trong giáo xứ của mình. Lễ nghi an táng có thể hiểu rộng: các Bí tích sau cùng, các nghi thức an táng, thánh lễ an táng, phần mộ nơi Đất Thánh của giáo xứ… Nếu không muốn nhận những đặc ân ấy, chúng ta có thể chọn một nhà thờ thuộc giáo xứ khác, tuy nhiên phải có sự chấp thuận của Linh mục phụ trách Giáo xứ ấy. Điều này cũng giả thiết rằng vị này có thể sẽ không chấp thuận. Sau khi được sự đồng ý của Linh mục phụ trách Giáo xứ, những người lo tang lễ còn phải thông báo cho cha xứ của người quá cố biết, lí do vì ngài có trách nhiệm với các tín hữu đã được trao phó cho ngài.
– Trong trường hợp này, giả như lúc mới đưa bà ngoại về khi chưa hữu sự, gia đình trình báo cho cha xứ biết, và ngỏ ý muốn ngài giúp đỡ các phần thiêng liêng cho bà cụ, thì tôi tin chắc cha xứ của chị, vì đức bác ái mục tử, sẽ không từ chối. Đàng này, khi bà ngoại của chị lâm sự, chị cho “gọi” cha xứ đến lo các phép cho bà ngoại chị, thì tôi cho rằng điều này là quá kém tế nhị.
– Cha xứ chị trong trường hợp này hoàn toàn không sai phạm Giáo Luật.
Không có mô tả ảnh.
HÃY LÀM DẤU THÁNH GIÁ CÓ Ý THỨC.
Con làm Dấu hằng ngày
Con làm Dấu trọn đời,
Khắc ghi tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi trong trái tim con…..
(Để cảm nhận được niềm vui sống Đạo và đón nhận được dồi dào Hồng Ân của Chúa, chúng ta hãy thay đổi thói quen từ những điều nhỏ nhặt nhất).
Làm Dấu là chuyện rất đơn giản, dễ dàng và thường ngày như cơm bữa của người Công giáo.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Làm Dấu đúng cách, để nhờ đó sinh nhiều ơn ích và làm Chúa hài lòng.
Làm Dấu là Nhân danh chính Thiên Chúa, chứ không nhân danh cá nhân, chính phủ, nhà nước hay thế gian.
Làm Dấu Thánh Giá là chuyện rất nhỏ. Nhưng xin đừng coi thường việc nhỏ. Vì lỗ nhỏ có thể làm đắm chìm thuyền lớn.
Làm Dấu là việc rất đơn giản, dễ dàng. Nhưng mỗi khi làm Dấu, là ta lại có cơ hội vô cùng quý báu để đọc kinh, để cầu nguyện, và nhất là để TUYÊN XƯNG MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI- BA NGÔI MỘT CHÚA: CHA, CON VÀ THÁNH THẦN.
Làm Dấu là kinh nguyện ngắn nhất, dễ thuộc nhất.
Làm Dấu là đọc kinh. Làm Dấu là cầu nguyện.
Chúng ta có thể Làm Dấu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời, mọi hoàn cảnh.
Các cầu thủ bóng đá nổi tiếng thế giới trước khi ra vào sân cỏ, họ đều làm Dấu Thánh Giá để xin Chúa giúp sức. Các vận động viên, các ca sĩ, thí sinh… cũng thế.
Vậy mà nhiều khi chúng ta không dám Làm Dấu lúc ăn cơm chốn đông người, mà có làm thì như điện giật đùng đùng, cho nhanh, cho xong, giấu giấu, đút đút. Đúng là “LÀM … GIẤU” Không làm công khai. Không phải LÀM DẤU.
Chính Chúa Giêsu đã phán:
Phàm ai tuyên bố nhận Ta trước mặt thiên hạ, thì Ta cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước các thiên thần của Thiên Chúa.
Còn ai chối Ta trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị Ta chối trước các thiên thần của Thiên Chúa. ( Lc 12,8-9).
Ai cũng biết Dấu Thánh Giá là kinh đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ thuộc nhất, ngắn nhất, ít mất thời gian nhất, trẻ em cũng như người già, ai ai cũng đọc nhiều lần hàng ngày.
Kinh này cũng quan trọng vào bậc nhất, vì tuyên xưng 1 trong 3 mầu nhiệm chính & quan trọng nhất trong đạo, là tuyên xưng mầu nhiệm 1 Chúa Ba Ngôi- Cha, Con & Thánh Thần.
Theo giáo lý Công giáo, có ba mầu nhiệm chính trong đạo:
– 1 là mầu nhiệm 1 Chúa Ba Ngôi.
– 2 là mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người.
– 3 là mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.
Tuy nhiên:
Rất ít người Làm Dấu có ý thức. Ta chỉ làm cho xong chuyện, làm một cách vô hồn, theo phản xạ, theo quán tính… làm vù vù, vèo vèo, như điện giật lóa hết cả mắt…
Có dấu Thánh Giá là có Đạo
Có dấu Thánh Giá là biết con của Chúa.
Khi Làm Dấu chúng ta nên hơi cúi mình thật nhẹ nhàng, nghiêm trang. Rồi khi đọc NHÂN DANH CHA, chúng ta hãy nghĩ ngay đến Chúa Cha- Đấng Sáng Tạo. Khi đọc đến VÀ CON, chúng ta hãy nghĩ ngay đến Chúa Con- Đấng Cứu Chuộc. Khi đọc đến VÀ THÁNH THẦN, chúng ta hãy nghĩ ngay đến Chúa Thánh Thần- Đấng Thánh Hóa. Khi đọc đến AMEN, ta hãy thành tâm thinh lặng và chiêm ngẫm.
Cách làm
DẤU THÁNH GIÁ :
Đoan trang đọc rõ NHÂN DANH,
Đặt tay lên trán để dành xưng CHA,
VÀ CON ở giữa ngực ta,
VÀ THÁNH THẦN tới đẫy đà hai vai.
AMEN
* Đượm mầu một Chúa Ba Ngôi,
Những điều tin chính của người giáo dân.
Nên làm dấu rất ân cần:
Trước sau Kinh Lễ; khi toan Phép gì,
Khi hồn xác gặp gian nguy,
Trước giờ ăn ngủ, hoặc đi đường dài…
Tiện dùng Nước Thánh càng hay
Vững trông được rỗi trong ngày lâm chung *
Xin nguyện cầu tha thiết cho mọi gia đình , cho Bạn & cho Tôi trong cơn đại dịch này luôn bình an trong Ba Ngôi Thiên Chúa nhé !
Amen

Bản Xét Mình Xưng Tội Theo 10 Điều Răn